Chưa được phân loại

Thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Tổng quan về Báo cáo đánh giá tác động môi trường

a) Khái niệm

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, nhận dạng, đánh giá dự báo tác động môi trường đối với các dự án để đưa ra các giải pháp xử lý các nguồn chất thải trước khi thải ra môi trường nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, việc đánh giá này vô cùng quan trọng bắt buộc những cơ sở, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất có xả các chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường.

b) Đối tượng thực hiện Đánh giá tác động môi trường

Các dự án đầu tư Nhóm I được quy định tại Khoản 3, Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường 2020;

Các dự án đầu tư Nhóm II được quy định tại các Điểm c, d, đ và e Khoản 4, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020;

Những đối tượng thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

2. Nội dung của Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

Nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được quy định tại Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 (Hiệu lực 01/01/2022) bao gồm:

– Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, căn cứ pháp lý, kỹ thuật, phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);

– Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với các dự án quy hoạch, những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khác;

– Đánh giá khả năng tác động xấu đến môi trường cả dự án;

– Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học, hiện trạng môi trường, các đối tượng bị tác động, thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn dự án đầu tư;

– Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;

– Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;

– Biện pháp giảm thiểu, cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có), phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có);

– Chương trình quản lý và giám sát môi trường;

– Kết quả tham vấn;

– Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

3. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo Điều 35, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 (Hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022) quy định về cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sau đây, trừ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này:

a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh: tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình.

 

Quy định quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động

Tại sao phải quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động? Quy định quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm bắt để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

I. Quan trắc môi trường lao động là gì?   

Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường từ các yếu tố môi trường lao động tại các vị trí làm việc của người lao động, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe của người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

Quan trắc môi trường lao động là cơ sở để doanh nghiệp lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.

Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động giúp người sử dụng lao động nhận diện, đánh giá, kiểm soát các yếu tố có hại, nguy hiểm tại môi trường làm việc. Từ đó xây dựng kế hoạch cải thiện, phòng ngừa, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

II. Quy định quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động   

Căn cứ Điều 35, Nghị định 44/2016/NĐ-CP, nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động được quy định như sau:

Điều 1. Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.

– Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.

Điều 4. Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:

a) Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;

b) Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;

c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ Khoản 19, Điều 1, Nghị định 140/2018/NĐ-CP, quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động đảm bảo thực hiện được tối thiểu 70% yếu tố sau đây:

– Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm các yếu tố vi khí hậu, bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt

– Đo, thử nghiệm, phân tích tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm yếu tố vật lý, bao gồm: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo dải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại

– Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp, bao gồm: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi

– Đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-gô-nô-my vị trí lao động

– Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của bụi hạt, phân tích hàm lượng silic trong bụi, bụi kim loại, bụi than, bụi talc, bụi bông và bụi amiăng;

– Lấy mẫu, bảo quản, đo, thử nghiệm tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm của các yếu tố hóa học tối thiểu bao gồm NOx, SOx, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzen và đồng đẳng – toluen, xylen), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu.

III. Tại sao phải quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động?   

Môi trường làm việc luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Những yếu tố này đôi khi không được nhìn thấy bằng mắt thường khiến chúng ta lầm tưởng rằng mình đang làm việc trong một môi trường an toàn. Do đó, để kiểm tra và đánh giá chính xác cũng như đảm bảo sức khỏe cho người lao động, việc tiến hành quan trắc yếu tố có hại là điều vô cùng cần thiết.

Việc quan trắc yếu tố có hại trong môi trường lao động giúp chủ doanh nghiệp nhận diện, đánh giá và kiểm soát được những mối nguy tiềm tàng ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Từ đó có kế hoạch phòng ngừa và cải thiện điều kiện, môi trường làm việc một cách hiệu quả. Đây cũng là việc làm thể hiện trách nhiệm và tính nhân văn của doanh nghiệp đối với người lao động của mình.

Quan trắc môi trường lao động là gì? Tần suất và đối tượng thực hiện

I. Quan trắc môi trường lao động là gì?    

Quan trắc môi trường lao động (working environment monitoring) là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường từ các yếu tố môi trường lao động tại các vị trí làm việc của người lao động, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe của người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.     

Quan trắc môi trường lao động là cơ sở để doanh nghiệp lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.    

Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động giúp người sử dụng lao động nhận diện, đánh giá, kiểm soát các yếu tố có hại, nguy hiểm tại môi trường làm việc. Từ đó xây dựng kế hoạch cải thiện, phòng ngừa, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.      

II. Đối tượng cần thực hiện    

Đối tượng nào cần thực hiện quan trắc môi trường lao động?     

Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp có sử dụng người lao động trong quá trình kinh doanh đều phải thực hiện quan trắc lao động, bất kể quy mô, ngành nghề, vốn đầu tư.    

III. Các chỉ tiêu cần quan trắc khi thực hiện quan trắc môi trường lao động    

Các chỉ tiêu cần quan trắc khi thực hiện quan trắc môi trường lao động bao gồm:    

  1. Yếu tố vi khí hậu bất lợi:    

– Nhiệt độ    

– Độ ẩm    

– Tốc độ gió    

– Bức xạ nhiệt    

  1. Yếu tố vật lý:    

– Ánh sáng    

– Tiếng ồn theo dải tần    

– Rung chuyển theo dải tần    

– Vận tốc rung đứng hoặc ngang    

– Phóng xạ    

– Điện từ trường tần số công nghiệp    

– Điện từ trường tần số cao    

– Bức xạ tử ngoại    

– Các yếu tố vật lý khác (ghi rõ)    

  1. Yếu tố bụi các loại:    

– Bụi toàn phần    

– Bụi hô hấp    

– Bụi thông thường    

– Bụi silic    

– Phân tích hàm lượng silic tự do    

– Bụi amiăng    

– Bụi kim loại (chì, mangan, cadimi,… đề nghị ghi rõ)    

– Bụi than    

– Bụi talc    

– Bụi bông    

– Các loại bụi khác (ghi rõ)    

  1. Yếu tố hơi khí độc (Liệt kê ghi rõ các yếu tố có giới hạn cho phép theo quy chuẩn vệ sinh lao động) như:    

– Thủy ngân    

– Asen    

– Oxit cacbon    

– Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene)    

– Trinitrotoluen (TNT)    

– Nicotin    

– Hóa chất trừ sâu    

– Các hóa chất khác (ghi rõ)    

  1. Yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my:    

– Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý    

– Đánh giá ec-gô-nô-my    

  1. Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp    

– Yếu tố vi sinh vật    

– Yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm    

– Dung môi    

Quan trắc môi trường lao động tại nhà xưởng

IV. Tần suất thực hiện quan trắc môi trường lao động    

Tần suất thực hiện quan trắc môi trường lao động là ít nhất 1 năm/ 1 lần.     

Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, cơ sở lao động phải gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc. Form mẫu được quy định tại Phụ lục I đính kèm Nghị định 39//2016 NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động).   

8 quy chuẩn môi trường dự kiến sẽ ban hành từ năm 2024

8 quy chuẩn môi trường dự kiến sẽ ban hành từ năm 2024 theo Nghị quyết 109/2023/QH15 và Quyết định 1075/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

1. Quy chuẩn về phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:

  • Đặt ra các tiêu chuẩn đối với phế liệu nhập khẩu để đảm bảo an toàn và không gây hại cho môi trường.

2. Quy chuẩn về khí thải công nghiệp:

  • Quy định mức độ và các loại khí thải được phép phát ra từ các hoạt động công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.

3. Quy chuẩn về nước thải:

  • Bao gồm các tiêu chuẩn đối với nước thải chăn nuôi, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị, khu dân cư tập trung để bảo vệ chất lượng nước và môi trường.

4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện ô tô:

  • Quy định về mức độ khí thải từ các phương tiện ô tô đang lưu hành để giảm thiểu ô nhiễm không khí từ giao thông.

5. Quy chuẩn về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy:

  • Đặt ra giới hạn cho các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong nguyên, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

6. Quy chuẩn về tiếng ồn và độ rung:

  • Đưa ra các tiêu chuẩn về mức độ tiếng ồn và độ rung cho phép trong môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

7. Quy chuẩn về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt và bãi chôn lấp chất thải rắn:

  • Quy định kỹ thuật cho các lò đốt và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt để đảm bảo việc xử lý chất thải an toàn và hiệu quả.

8. Quy chuẩn về phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng:

  • Đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường cho hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng nhằm ngăn chặn ô nhiễm và đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, các đơn vị như Vụ Môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, và Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, triển khai các biện pháp phân loại và xử lý rác thải tại nguồn, và nâng cao hiệu quả hoạt động quan trắc môi trường trong giai đoạn 2024-2025.

Quy định về hoạt động quan trắc môi trường lao động

Hoạt động quan trắc môi trường lao động là việc làm cần thiết và phải được thực hiện định kỳ hằng năm nhằm  kiểm tra, đánh giá các yếu tố có hại, nguy hiểm tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Quy định về hoạt động quan trắc môi trường lao động được nêu cụ thể tại Điều 37, Nghị định 44/2016/NĐ-CP

I. Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động   

  1. Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.

Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.

      2. Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.

      3. Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:

  • Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động.
  • Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.

     4. Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:

  • Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.
  • Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động.
  • Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

      5. Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.

      6. Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.

II. Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động   

  1. Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
  2. Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
  3. Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.

III. Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động   

  1. Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
  2. Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.
  3. Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.
  4. Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:
  • Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
  • Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo.
  • Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

IV. Quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động   

  1. Kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và được lập thành 02 bản: 01 bản gửi cơ sở lao động đã ký hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.
  2. Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.

VI. Quy định xử phạt 

Theo quy định tại nghị định 28/2020/NĐ-CP, Nếu Quý Doanh nghiệp không thực hiện các hạng mục nói trên sẽ bị xử phạt lên đến 80.000.000 VNĐ.

Kênh Nước Đen được dọn sạch sau bốn ngày, hàng trăm tấn rác được xử lý

TP.HCM – Sau bốn ngày nỗ lực dọn dẹp, hàng trăm tấn rác và lục bình trên kênh Nước Đen tại phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân đã được làm sạch, khôi phục dòng chảy cho con kênh.

Theo ghi nhận vào ngày 17/5, đoạn kênh Nước Đen dài khoảng 500m, từ đường Tân Kỳ Tân Quý đến kênh Tham Lương, đã hoàn toàn thay đổi so với tình trạng nhếch nhác, ô nhiễm trước đó. Hình ảnh ngập rác, từ xác động vật, túi nilon, hộp nhựa đến các vật dụng lớn như mền, gối, gấu bông, đã hoàn toàn biến mất. Dòng nước vốn bị rác phủ kín nay đã lộ ra, dù kênh vẫn còn bốc mùi hôi thối do rác tồn đọng lâu ngày.

Từ ngày 13/5 đến 16/5, hơn 100 tấn rác đã được các công nhân vệ sinh môi trường và tình nguyện viên dọn sạch. Nhiều người dân sống cạnh kênh tỏ ra vui mừng trước sự thay đổi tích cực này.

Trước đó, ngày 13/5, UBND phường Bình Hưng Hòa đã phối hợp với Phòng Quản lý đô thị quận Bình Tân làm việc với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP (Ban Hạ tầng đô thị). Theo Ban Giao thông, nguyên nhân rác và lục bình tồn đọng là do Kênh Tham Lương – Bến Cát – Rạch Nước Lên chưa thi công xong, khiến hệ thống thoát nước chưa được đấu nối.

Ông Tô Thanh Tâm, Phó trưởng phòng quản lý đô thị quận Bình Tân, cho biết kênh Nước Đen thuộc quản lý của quận từ năm 2019, nhưng đã bàn giao cho Ban giao thông để nâng cấp và cải tạo. Dự án nâng cấp kênh, có tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng, đã hoàn thành vào cuối tháng 5/2023 nhưng vẫn chưa hoàn tất thủ tục nghiệm thu để bàn giao lại cho địa phương. Theo ông Tâm, sau khi hoàn thành, kênh chỉ còn tình trạng rác tồn đọng ở phía hạ nguồn.

Gần đây, rác và lục bình tích tụ nhiều ở hạ lưu do những trận mưa lớn đẩy rác từ thượng nguồn về, cùng với việc dự án của Ban Hạ tầng đô thị chưa hoàn tất khiến rác dồn ứ.

Việc dọn sạch kênh Nước Đen là nỗ lực đáng ghi nhận của chính quyền địa phương, công nhân vệ sinh và các tình nguyện viên, mang lại môi trường sống trong lành hơn cho người dân. Tuy nhiên cần đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.

 

Sự phát triển của ngành Dịch vụ môi trường hiện nay tại Việt Nam

Ngành Dịch vụ môi trường là một ngành nghề khá mới tại Việt Nam, tuy nhiên ngành này cũng đang ngày càng phát triển và đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế cũng như tạo thêm nhiều việc làm. Quan trọng hơn hết là ngành này đã giúp giảm thiểu và kiểm soát rất tốt tình trạng ô nhiễm môi trường tại nước ta hiện nay.

1. Tổng quan về ngành dịch vụ môi trường

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 144 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Hiệu lực 01/01/2022) nêu định nghĩa về ngành Dịch vụ môi trường như sau: 

“Dịch vụ môi trường là ngành kinh tế cung cấp dịch vụ đo lường, kiểm soát, hạn chế, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, xử lý chất thải, các chất ô nhiễm khác, bảo tồn sự đa dạng sinh học và các dịch vụ khác có liên quan”.

Ngành Dịch vụ môi trường đã đáp ứng và giải quyết hiệu quả những thách thức trong việc đáp ứng những yêu cầu về môi trường trong quá trình hội nhập quốc tế của doanh nghiệp;

2. Thực trạng ngành dịch vụ môi trường hiện nay tại Việt Nam

a) Điểm mạnh

Việc gia nhập và ký kết hiệp định FTA (Free Trade Areament – Hiệp định thương mại tự do) đã tạo ra những yêu cầu rất cao về vấn đề môi trường. Việc gia nhập này vừa tạo ra cơ hội cũng vừa đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt vấn đề môi trường.

Ngành Dịch vụ môi trường đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ chính phủ, những điều luật, nghị định đang ngày càng hoàn thiện, phù hợp với mọi lĩnh vực môi trường, giúp cho doanh nghiệp có thể hoàn thiện các hồ sơ môi trường, phù hợp hơn trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Với thế mạnh cạnh tranh về giá cả, sự linh hoạt, dễ thích ứng cùng với nguồn nhân lực dồi dào, các Ngành nghề về môi trường tại các trường Đại học đang ngày càng đa dạng, đáp ứng được hầu hết những yêu cầu về các nhóm ngành dịch vụ môi trường yêu cầu cùng với sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, doanh nghiệp Dịch vụ môi trường của Việt Nam đang ngày càng có nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa.

b) Điểm yếu

– Giá cả ngành dịch vụ môi trường chưa phù hợp, người lao động chưa được trang bị tốt về quản lý thời gian, quản lý chất lượng, đánh giá nhu cầu khách hàng hoặc kỹ năng giám sát.

– Sự phát triển của ngành Dịch vụ môi trường sẽ gia tăng cơ hội đầu tư của các công ty nước ngoài vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt nếu không chuẩn bị sẵn sàng về năng lực thì khả năng bị mất thị trường trong chính phạm vi lãnh thổ là điều không thể tránh khỏi.

3. Lợi ích khi có công ty dịch vụ môi trường cùng đồng hành 

Công ty dịch vụ môi trường mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: 

– Hỗ trợ, tư vấn, thực hiện hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp theo mọi sự thay đổi của Luật. Thực hiện hồ sơ môi trường đạt chuẩn và nhanh chóng nhất, đúng theo quy định mà nhà nước đề ra.

– Tránh làm mất thời gian, công sức và cả tiền bạc của doanh nghiệp khi thực hiện những công việc có liên quan đến môi trường;

– Áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất, cũng như đúng với thủ tục pháp lý mới nhất để hoàn thành hồ sơ môi trường cho các doanh nghiệp một cách hoàn thiện tốt nhất.

– Tư vấn thiết kế thi công bảo trì hệ thống xử lý của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, tốt nhất với chi phí tối ưu.

– Cung cấp các thiết bị xử lý môi trường phù hợp nhất với doanh nghiệp, dễ dàng vận hành, thay đổi công suất phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

Công ty dịch vụ môi trường uy tín hiện nay  

Chugai Technos là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường. Chugai Technos có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra được các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo ngành nghề. 

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ quan trắc môi trường lao động, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.

 

Nghị định 44/2016/NĐ-CP về thực hiện Quan trắc môi trường lao động

Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường từ các yếu tố môi trường lao động tại các vị trí làm việc của người lao động, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức giảm thiểu tác hại đến sức khỏe của người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

1. Tổng quan về Nghị định 44/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016)

Nghị định 44/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016) quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, Vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Đối tượng áp dụng:

– Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động;

– Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Trách nhiệm của Cơ sở sản xuất, kinh doanh về hoạt động quan trắc môi trường lao động được trích từ Điều 45 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016) như sau:

– Cập nhật Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.

Trước ngày 05/07 hằng năm (đối với báo cáo 6 tháng đầu năm), trước 10/01 của năm tiếp theo (Đối với báo cáo năm) ,cơ sở sản xuất, kinh về hoạt động quan trắc môi trường lao động cần phải gửi báo cáo cho Sở Y tế (nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc) về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.

2. Nguyên tắc thực hiện Quan trắc môi trường lao động

– Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.      

Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP.      

– Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.      

– Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:      

a) Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;      

b) Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;      

c) Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.      

– Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:      

a) Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;      

b) Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;      

c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.      

– Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.      

– Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.   

3. Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động

Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động được quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016. Các đơn vị, tổ chức đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động phải tuân thủ theo những quy định đã ban hành để xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động cho doanh nghiệp.  

Theo quy định tại Điều 36, Nghị định 44/2016/NĐ-CP, căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động bao gồm:    

– Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.    

– Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.    

– Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.

Nơi tư vấn pháp lý và hỗ trợ liên kết thực hiện Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động uy tín  

Chugai Technos là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường. Chugai Technos có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra được các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo ngành nghề. 

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ quan trắc môi trường lao động, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.

Trung tâm Tích hợp, xử lý thông tin, dữ liệu và Điều hành mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia chính thức đưa vào hoạt động

Hà Nội, ngày 14/5 –  Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã chính thức khánh thành Trung tâm Tích hợp, xử lý thông tin, dữ liệu và Điều hành mạng lưới Quan Trắc Môi Trường Quốc Gia.

Theo thông tin từ Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Trung Tâm này do Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường miền Bắc quản lý và vận hành, có địa chỉ tại số 79 Văn Tiến Dũng, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trung Tâm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng theo tiến độ đề ra, tiếp nhận và xử lý số liệu quan trắc tự động từ gần 2.000 trạm quan trắc môi trường trên toàn quốc. Điều này giúp cơ quan quản lý nhà nước theo dõi chất lượng môi trường nước và không khí, đồng thời đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí thông qua chỉ số AQI.

Ngoài ra, Trung Tâm còn tiếp nhận, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ công bố, công khai thông tin quan trắc môi trường theo quy định.

Các dữ liệu quan trắc môi trường được công bố thông qua nền tảng web và ứng dụng di động, cũng được kết nối liên thông với Hệ Thống Thông Tin Điện Tử phục vụ điều hành của Chính Phủ và Thủ Tướng Chính Phủ.

Trong tương lai, Trung Tâm sẽ phát triển các nền tảng phục vụ dự báo, cảnh báo môi trường, tập trung vào các thành phố lớn. Với cơ sở hạ tầng hiện đại và đầu mạng đồng bộ, Trung Tâm sẽ đảm nhiệm tốt vai trò của mình, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về chất lượng môi trường, tiếp tục hỗ trợ công tác giám sát, kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Trên cơ sở những phát triển này, việc công bố, công khai thông tin quan trắc môi trường sẽ trở nên minh bạch và có ích hơn cho cộng đồng.

Các phương pháp xử lý khí thải SO2

Xử lý khí thải SO2 là một vấn đề cấp thiết. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong lĩnh vực xử lý khí thải. SO2 không chỉ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mà còn có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, gây ra các vấn đề về hô hấp và hệ thống hô hấp. Vậy có những phương pháp xử lý khí thải SO2 nào?

Sơ đồ hấp thụ khí thải SO2

Phương pháp hấp thụ SO2 bằng nước

Một trong những phương pháp xử lý SO2 hiệu quả là hấp thụ SO2 bằng nước. Quá trình này bao gồm hai giai đoạn chính:

Hấp thụ SO2: Trong giai đoạn này, khí thải chứa SO2 được xử lý bằng cách phun nước vào dòng khí thải hoặc cho khí thải chứa SO2 đi qua lớp vật liệu đệm có tưới nước, còn được gọi là scrubber. Quá trình này nhằm mục đích để hấp thụ khí SO2 vào dung dịch nước.

Thu hồi SO2 và nước sạch: Sau khi khí SO2 đã được hấp thụ vào dung dịch nước, dung dịch này chứa SO2 và các chất khác. Tiếp theo, ta có thể tiến hành thu hồi SO2 từ dung dịch. Quá trình này có thể sử dụng các phương pháp như khử SO2 bằng hóa chất hoặc sử dụng quy trình khử trùng để tách riêng SO2 và nước sạch từ dung dịch đã hấp thụ.

Phương pháp hấp thụ SO2 bằng nước có thể áp dụng trong các nhà máy nhiệt điện, các công trình công nghiệp, và cả trong các hệ thống xử lý khí thải sinh hoạt. Quá trình này giúp loại bỏ SO2 khỏi khí thải, đồng thời cung cấp nước sạch để sử dụng lại hoặc xả thải an toàn vào môi trường.

Tuy nhiên, quá trình hấp thụ xử lý khí thải SO2 bằng nước cần được thiết kế và vận hành cẩn thận để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Cần lưu ý về việc xử lý và xả thải dung dịch chứa SO2 để tránh gây ô nhiễm và tác động đến môi trường.

Xử lý khí thải SO2 bằng đá vôi hoặc vôi nung

Phương pháp xử lý khí thải SO2 này được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp vì có công nghệ đơn giản, chi phí đầu tư thấp, sử dụng các vật liệu thông thường, không cần vật liệu chống axit, không chiếm nhiều diện tích xây dựng, đem lại hiệu quả xử lý cao. Bên cạnh đó, nguyên liệu sử dụng (đá vôi hoặc vôi nung) có giá thành rẻ và dễ dàng tìm thấy.

Quá trình xử lý SO2 bằng đá vôi hoặc vôi nung diễn ra qua các phản ứng hoá học sau:

Sử dụng đá vôi (CaSO3):

CaCO3 + SO2 → CaSO3 + CO2

Trong quá trình này, SO2 phản ứng với đá vôi tạo thành CaSO3 (canxit sunfit) và CO2 (khí cacbonic). Kết quả là SO2 được chuyển đổi thành các hợp chất canxi sunfit, làm giảm nồng độ SO2 trong khí thải.

Sử dụng vôi nung (CaO):

CaO + SO2 → CaSO3

Trong trường hợp này, vôi nung (canxit) phản ứng với SO2 tạo thành canxi sunfit ( CaSO3). Phản ứng này cũng có tác dụng giảm nồng độ SO2 trong khí thải.

Ngoài ra, canxi sunfit (CaSO3) có thể tiếp tục phản ứng với oxi (O2) trong không khí để tạo thành canxi sunfat (CaSO4) theo phương trình:

2CaCO3 + O2 → 2CaSO4

Quá trình này tạo ra canxit sunfat, một chất không gây ô nhiễm và ít độc hại hơn so với SO2 ban đầu.

Phương pháp xử lý khí thải SO2 bằng đá vôi hoặc vôi nung là một giải pháp hiệu quả và kinh tế để giảm thiểu ô nhiễm SO2 trong các quy trình công nghiệp. Công nghệ đơn giản và sử dụng nguyên liệu phổ biến giúp giảm chi phí và đảm bảo tính bền vững của quá trình xử lý SO2.

Xử lý khí thải SO2 bằng amoniac

Quá trình này thường được áp dụng trong các công nghiệp và nhà máy có lưu lượng khí thải lớn và yêu cầu xử lý kết hợp SO2 và amoniac.

Ưu điểm của phương pháp này bao gồm hiệu quả xử lý cao, khả năng chịu được nhiệt độ cao và khả năng xử lý lưu lượng khí thải lớn. Sử dụng amoniac giúp tạo ra phản ứng hoá học với SO2, giúp giảm thiểu nồng độ SO2 trong khí thải.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm. Một nhược điểm quan trọng là tạo ra lượng phế thải nhiều trong quá trình xử lý. Việc xử lý và xử lý phế thải amoniac đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt để đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Xử lý khí thải SO2 bằng kẽm oxit

Có hai phương pháp xử lý SO2 sử dụng kẽm oxit (ZnO):

Phương pháp kẽm oxit đơn thuần: Trong phương pháp này, khí thải chứa SO2 được đưa qua lớp kẽm oxit. Phản ứng hóa học xảy ra giữa SO2 và kẽm oxit, tạo thành kẽm sunfit (ZnSO3). Phương pháp này có thể giảm nồng độ SO2 trong khí thải.

Phương pháp kẽm oxit kết hợp Natri sunfit: Trong phương pháp này, trước khi khí thải chứa SO2 tiếp xúc với kẽm oxit, natri sunfit (Na2SO3) được phun vào khí thải. Natri sunfit tạo ra một môi trường kiềm, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng giữa SO2 và kẽm oxit.

Kết quả là kẽm sunfit (ZnSO3) và natri oxit (Na2O) được tạo ra. Phương pháp này cũng giúp giảm nồng độ SO2 trong khí thải.

Cả hai phương pháp trên đều sử dụng kẽm oxit (ZnO) để xử lý SO2. Kẽm oxit là một chất xúc tác hiệu quả trong quá trình hấp thụ SO2. Tuy nhiên, việc xử lý phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Phương pháp xử lý SO2 bằng kẽm oxit là một giải pháp tiềm năng để giảm ô nhiễm SO2 trong khí thải công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này cần được quản lý và vận hành chính xác để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả xử lý cao.

Xử lý SO2 bằng các chất hấp thụ hữu cơ

Có hai phương pháp xử lý SO2 sử dụng các hợp chất hấp thụ hữu cơ:

Quá trình sunfidin: Phương pháp này sử dụng chất hấp thụ hữu cơ có tên là sunfidin để hấp thụ SO2 trong khí thải. Sunfidin là một dạng chất lỏng, thường là một hỗn hợp của các amin hữu cơ.

Khi khí thải chứa SO2 đi qua sunfidin, phản ứng hóa học xảy ra giữa SO2 và sunfidin, tạo ra các hợp chất sunfit hữu cơ. Quá trình này giúp giảm nồng độ SO2 trong khí thải và loại bỏ chất gây ô nhiễm này.

Quá trình ASARCO: Phương pháp này sử dụng một loạt các hợp chất hấp thụ hữu cơ để xử lý SO2 trong khí thải. Các hợp chất này thường chứa amoni và các hợp chất amin hữu cơ.

Khi khí thải chứa SO2 đi qua hệ thống ASARCO, các hợp chất hấp thụ tương tác với SO2, tạo thành các hợp chất sunfit hữu cơ. Quá trình này giúp giảm nồng độ SO2 trong khí thải.

Cả hai phương pháp trên đều sử dụng các hợp chất hấp thụ hữu cơ để xử lý SO2. Các hợp chất này thường có tính chất hấp thụ cao và có khả năng tương tác với SO2 để loại bỏ chất gây ô nhiễm này.