Quan trắc môi trường lao động là gì? Tần suất và đối tượng thực hiện
I. Quan trắc môi trường lao động là gì?
Quan trắc môi trường lao động (working environment monitoring) là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường từ các yếu tố môi trường lao động tại các vị trí làm việc của người lao động, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe của người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
Quan trắc môi trường lao động là cơ sở để doanh nghiệp lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.
Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động giúp người sử dụng lao động nhận diện, đánh giá, kiểm soát các yếu tố có hại, nguy hiểm tại môi trường làm việc. Từ đó xây dựng kế hoạch cải thiện, phòng ngừa, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
II. Đối tượng cần thực hiện
Đối tượng nào cần thực hiện quan trắc môi trường lao động?
Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp có sử dụng người lao động trong quá trình kinh doanh đều phải thực hiện quan trắc lao động, bất kể quy mô, ngành nghề, vốn đầu tư.
III. Các chỉ tiêu cần quan trắc khi thực hiện quan trắc môi trường lao động
Các chỉ tiêu cần quan trắc khi thực hiện quan trắc môi trường lao động bao gồm:
- Yếu tố vi khí hậu bất lợi:
– Nhiệt độ
– Độ ẩm
– Tốc độ gió
– Bức xạ nhiệt
- Yếu tố vật lý:
– Ánh sáng
– Tiếng ồn theo dải tần
– Rung chuyển theo dải tần
– Vận tốc rung đứng hoặc ngang
– Phóng xạ
– Điện từ trường tần số công nghiệp
– Điện từ trường tần số cao
– Bức xạ tử ngoại
– Các yếu tố vật lý khác (ghi rõ)
- Yếu tố bụi các loại:
– Bụi toàn phần
– Bụi hô hấp
– Bụi thông thường
– Bụi silic
– Phân tích hàm lượng silic tự do
– Bụi amiăng
– Bụi kim loại (chì, mangan, cadimi,… đề nghị ghi rõ)
– Bụi than
– Bụi talc
– Bụi bông
– Các loại bụi khác (ghi rõ)
- Yếu tố hơi khí độc (Liệt kê ghi rõ các yếu tố có giới hạn cho phép theo quy chuẩn vệ sinh lao động) như:
– Thủy ngân
– Asen
– Oxit cacbon
– Benzen và các hợp chất (Toluene, Xylene)
– Trinitrotoluen (TNT)
– Nicotin
– Hóa chất trừ sâu
– Các hóa chất khác (ghi rõ)
- Yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my:
– Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý
– Đánh giá ec-gô-nô-my
- Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp
– Yếu tố vi sinh vật
– Yếu tố gây dị ứng, mẫn cảm
– Dung môi
Quan trắc môi trường lao động tại nhà xưởng
IV. Tần suất thực hiện quan trắc môi trường lao động
Tần suất thực hiện quan trắc môi trường lao động là ít nhất 1 năm/ 1 lần.
Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, cơ sở lao động phải gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc. Form mẫu được quy định tại Phụ lục I đính kèm Nghị định 39//2016 NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động).