Nghị định 44/2016/NĐ-CP về thực hiện Quan trắc môi trường lao động
Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường từ các yếu tố môi trường lao động tại các vị trí làm việc của người lao động, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức giảm thiểu tác hại đến sức khỏe của người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
1. Tổng quan về Nghị định 44/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016)
Nghị định 44/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016) quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, Vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
Đối tượng áp dụng:
– Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
– Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Trách nhiệm của Cơ sở sản xuất, kinh doanh về hoạt động quan trắc môi trường lao động được trích từ Điều 45 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016) như sau:
– Cập nhật Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.
Trước ngày 05/07 hằng năm (đối với báo cáo 6 tháng đầu năm), trước 10/01 của năm tiếp theo (Đối với báo cáo năm) ,cơ sở sản xuất, kinh về hoạt động quan trắc môi trường lao động cần phải gửi báo cáo cho Sở Y tế (nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc) về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.
2. Nguyên tắc thực hiện Quan trắc môi trường lao động
– Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
– Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
– Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:
a) Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;
c) Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
– Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
a) Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;
b) Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
– Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.
3. Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động
Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động được quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016. Các đơn vị, tổ chức đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động phải tuân thủ theo những quy định đã ban hành để xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động cho doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 36, Nghị định 44/2016/NĐ-CP, căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động bao gồm:
– Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
– Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
– Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.
Nơi tư vấn pháp lý và hỗ trợ liên kết thực hiện Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động uy tín
Chugai Technos là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường. Chugai Technos có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra được các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo ngành nghề.
Nếu Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ quan trắc môi trường lao động, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.