Lợi ích khi thực hiện quan trắc môi trường lao động
1. Quan trắc môi trường lao động là gì?
Quan trắc môi trường lao động là việc làm bắt buộc mà nhà nước quy định đối với các đơn vị trong quá trình sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động. Tất cả các đơn vị đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động mà không kể quy mô.
Đây là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá, đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp.
2. Tại sao phải quan trắc môi trường lao động
Người lao động chính là vốn quý nhất của doanh nghiệp, vì người lao động sẽ làm ra sản phẩm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Môi trường lao động và sức khỏe người lao động có quan hệ rất mật thiết với nhau, nếu môi trường lao động tốt thì năng suất lao động tăng, kích thích sản xuất, còn nếu môi trường lao động bị ô nhiễm sức khỏe người lao động suy giảm dẫn đến năng suất lao động kém.
Ngoài ra nếu không thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ thì doanh nghiệp đang trực tiếp vi phạm Luật vệ sinh an toàn lao động và phải chịu mức phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm của doanh nghiệp.
3. Luật pháp, nghị định hiện hành
– Khoản 4, Điều 16 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;
– Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13;
– Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP;
– Thông tư 19/2016/TT-BYT.
Việc đánh giá hồ sơ quan trắc môi trường lao động sẽ được Bộ Y tế xem xét và phê duyệt;
Thời gian thực hiện Quan trắc môi trường lao động là trước ngày 31/12 hằng năm và phải tiến hành quan trắc môi trường lao động ít nhất 1 năm/1 lần.
Theo Khoản 3, Điều 27 Nghị định 12/2022/NĐ-CP 17/01/2022, nếu doanh nghiệp không thực hiện quan trắc môi trường sẽ bị phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm của doanh nghiệp.
4. Lợi ích khi thực hiện Quan trắc môi trường lao động
– Phát hiện và đánh giá các yếu tố gây hại cho sức khỏe;
– Xác định và đo lường các yếu tố có hại, nguy hiểm trong môi trường lao động;
– Phát hiện và kiểm soát kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh nghề nghiệp;
– Trang bị phương tiện phòng hộ lao động phù hợp;
-Tuân thủ các quy định của pháp Luật về an toàn vệ sinh lao động,
-Tránh rủi ro xử phạt vi phạm hành chính;
– Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu vào các nước đã ký kết tiêu chuẩn ESG (Environmental – Social – Governance);
– Tạo độ uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng;
– Nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu suất công việc.