Kiểm định nồi hơi – những lưu ý cần biết khi thực hiện

Kiểm định nồi hơi – những lưu ý cần biết khi thực hiện

Theo Thông tư 36/2019/TT- BLĐTBXH ban hành về danh mục các loại máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Quy định kiểm định nồi hơi là yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức/ doanh nghiệp vận hành và sử dụng thiết bị.

1. Kiểm định nồi hơi là gì?

Kiểm định nồi hơi (lò hơi) là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị. Các thiết bị nồi hơi cần kiểm định an toàn:

  • Nồi hơi đun điện
  • Nồi đun nước nóng

2. Tiêu chuẩn – Quy chuẩn kiểm định nồi hơi

Tổ chức kiểm định sẽ thực hiện kiểm định lò hơi dựa trên các tiêu chuẩn và quy chuẩn tương ứng mà Nhà nước ban hành:

  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
  • QTKĐ 01:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115 độ C;
  • TCVN 7704: 2007: Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;
  • TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992): Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước);
  • TCVN 6008:2010: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

3. Lý do bắt buộc phải kiểm định lò hơi?

Đối với các thiết bị máy móc gây mất an toàn sức khỏe đến con người cần phải kiếm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định trong thời gian sử dụng và kiểm định sau sự cố. Dưới đây là những lý do doanh nghiệp cần phải kiểm định nồi hơi:

  • Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành lò hơi;
  • Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn;
  • Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra;
  • Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng.

4. Khi nào cần kiểm định kỹ thuật nồi hơi?

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước. Thông thường chu kỳ kiểm định an toàn nồi hơi là 2 năm/lần.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường. Đây Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

             – Khi sử dụng lại các nồi hơi và nồi đun nước nóng đã dừng hoạt động từ 12 tháng trở lên;

             – Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi và nồi đun nước nóng:

             – Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;

             – Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

5. Quy trình kiểm định an toàn nồi hơi – lò hơi

Quá trình kiểm định an toàn lò hơi được thực hiện qua các bước cơ bản sau:

Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, nhật ký vận hành, bảo trì và sửa chữa

  • Hồ sơ xuất xưởng để ghi nhận các thông tin ban đầu về thiết bị mà nhà sản xuất đã công bố
  • Kiểm tra nhật ký vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nồi hơi

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong nồi hơi

  • Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học do biến đổi nhiệt hoặc cơ khí.
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt
  • Kiểm tra hệ thống nước cấp, thoát nước của nồi hơi. Hệ thống khói thải.
  • Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT).

Thử nghiệm áp suất

Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Thời hạn thử không quá 6 năm/1 lần.

Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm

Các cơ cấu bảo vệ an toàn, các thiết bị đo lường gắn trên nồi hơi phải được tháo ra và kiểm định khi kiểm định nồi hơi:

  • Kiểm định van an toàn
  • Áp kế
  • Thiết bị đo mức
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Kiểm tra vận hành lò hơi

Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị phụ trợ, các cơ cấu an toàn… tiến hành chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.

6. Hình thức xử lý vi phạm trong kiểm định chất lượng nồi hơi như thế nào?

Như trình bày ở trên nồi hơi, lò hơi là thiết bị nằm trong danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động và bắt buộc phải kiểm định được quy định tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH. Do đó, nếu không thực hiện kiểm định thì người, tổ chức nào vi phạm, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Chugai Technos Việt Nam rất vinh dự khi được sự tin tưởng của các nhà thầu lớn đầu ngành tronh lĩnh vực lò hơi như Babcock & Wilcox và IHI về công tác đo kiểm lò hơi của các dự án Nhiệt Điện, lò hơi công nhiệp.

Về đo kiểm đường ống, chúng tôi có hệ thống Scale Checker kiểm tra cáu cặn đường ống. Được phát triển hoàn toàn từ nguồn lực Tập Đoàn Chugai Technos.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu phân tích cấu trúc và thành phần vật liệu, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ.

 

Share this post