Author - Chugai Administrator

Hệ thống Cyclon xử lý khí thải

Tại sao nên sử dụng hệ thống xử lý khí thải bằng Cyclon ?

Như chúng ta đã biết, không khí bị ô nhiễm sẽ dẫn đến những vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và mọi sinh vật trên trái đất. Nền công nghiệp của chúng ta đang ngày một phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là một lượng lớn khí thải độc hại và bụi được xả ra môi trường không khí. Điều này gây ảnh hưởng hết sức nặng nề cho bầu khí quyển xung quanh chúng ta.
Chính vì những vấn đề này mà các nhà máy, các khu công nghiệp cần phải chú trọng vào vấn đề xử lý khí thải, bụi khí trước khi thải ra môi trường sống. Các nhà máy sản xuất hiện nay đều hướng đến các thiết bị, hệ thống xử lý khí hiện đại, các hệ thống đó phải đáp ứng được hiệu năng xử lý và tiết kiệm chi phí ở mức tối đa cho doanh nghiệp. Một trong những công nghệ điển hình được áp dụng rộng rãi nhất trong vấn đề xử lý khí bụi đó là hệ thống Cyclon. Hệ thống xử lý khí thải và bụi này hoạt động theo nguyên tắc sử dụng lực li tâm để tách một lượng lớn khói bụi ra khỏi hỗn hợp khí thải.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý khí bụi Cyclon

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống Cyclon

Không khí lẫn bụi và khí độc được dẫn vào thiết bị xử lý Cyclon theo phương tiếp tuyến với ống trụ và được cho chuyển động xoáy tròn hướng xuống dưới. Khi dòng khí gặp phiễu sẽ bị đẩy ngược lên và chuyển động xoáy trong ống trụ của thiết bị. Trong quá trình này, dòng khí trong cyclon sẽ chuyển động liên tục và các hạt bụi dưới tác dụng của lực li tâm sẽ va vào thành thiết bị, mất quán tính và rơi xuống dưới đáy của hệ thống.
Do cấu tạo khá đơn giản và dễ vận hành nên hệ thống lọc bụi này được áp dụng rất nhiều cho các doanh nghiệp có nhu cầu xử lý bụi và khí thải. Những ưu điểm vượt trội của hệ thống này trong việc xử lý khí bao gồm:

  • Công suất hoạt động rất lớn, có thể hoạt động liên tục và có hiệu quả tuyệt đối để lọc các loại bụi thô.
  • Khả năng lọc được một lượng lớn khói bụi và khí độc trước khi xả ra môi trường.
  • Cấu tạo đơn giản, dễ dàng thi công và vận hành.
  • Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả cao.
  • Có thể xử lý với mọi loại khí thải kể cả các loại khí thải có nhiệt độ cao.

Hiện nay, công nghệ xử lý khí thải áp dụng hệ thống xử lý cyclon rất phù hợp đối với các ngành công nghiệp trong và ngoài nước, điển hình như các nhà máy sản xuất bột giấy, sản xuất xi măng, chế biễn gỗ và các sản phẩm từ gỗ…

Chugai Technos Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ đo lường và phân tích môi trường đa dạng cho nhà máy điện rác, nhà máy sản xuất công nghiệp. Điều này bao gồm việc đo lường và phân tích khí thải từ quá trình đốt cháy, đặc biệt là khí dioxin và furan, NOx, SOx, bụi và thành phần bụi … phát sinh nếu quá trình đốt để đảm bảo tuân thủ các quy định môi trường, đồng thời phân tích chất lượng nước thải từ quá trình sản xuất và xử lý. Chúng tôi cũng thực hiện đánh giá chi tiết về tác động của các loại chất thải đặc biệt từ nhà máy đến môi trường đất và môi trường nước. Qua đó, chúng tôi cam kết cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy để hỗ trợ các nhà máy duy trì và nâng cao chất lượng môi trường.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu về quan trắc, đo lường và phân tích khí thải, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ.

 

Xử lý khí thải hơi hàn thiếc

Tổng quan về hơi hàn thiếc

Solder flux, thường được gọi tắt là flux, là chất trợ hàn, thường được sử dụng trong quá trình hàn thiếc. Đây là loại hoá chất hỗ trợ giúp các công đoạn hàn thiếc trở nên dễ dàng và tạo ra mối hàn chất lượng hơn. Sản phẩm flux chủ yếu có dạng nước hoặc kem.

Trong quá trình hàn, hơi thiếc và hơi flux được tạo ra. Để kiểm soát quá trình này, chúng được thu gom thông qua hệ thống chụp hút. Cụ thể, có thể sử dụng chụp hút cục bộ tại các vị trí hàn để thu gom hơi thiếc và hơi flux tại chỗ. 

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng chụp hút lớn được đặt phía trên để thu gom chung hơi thiếc và hơi flux từ nhiều vị trí hàn khác nhau.

Việc thu gom, xử lý khí thải hơi hàn thiếc và hơi flux không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của người làm việc mà còn đảm bảo môi trường làm việc an toàn và sạch sẽ.

Công nghệ xử lý khí thải hơi hàn thiếc

Xử lý khí thải hơi hàn thiếc thường được thực hiện thông qua phương pháp hấp phụ như sau:

Khí thải tại các vị trí phát sinh được thu gom thông qua chụp hút và đưa qua các ống dẫn đến thiết bị xử lý sử dụng than hoạt tính, được hút bởi quạt ly tâm.

Tại thiết bị xử lý, khí thải tiếp xúc với bề mặt than hoạt tính, qua đó quá trình hấp phụ diễn ra. Hơi khí thải được giữ lại trên bề mặt vật liệu thông qua lực liên kết phân tử và liên kết hidro.

Than hoạt tính có khả năng hấp phụ cao và có thể tác động rộng rãi, bao gồm khử mùi, hấp phụ các hơi hữu cơ, hơi nhựa thông, và các loại khí thải khác. Hiệu quả xử lý bằng than hoạt tính thường đạt từ 95% đến 98%, giúp khí sạch được xả ra môi trường.

Cấu tạo và hoạt động hệ thống:

  • Chụp hút, quạt hút và hệ thống đường ống thu gom và hút khí thải chưa qua xử lý vào tủ than hoạt tính.
  • Đường ống dẫn khí từ các vị trí phát sinh đến thiết bị xử lý.
  • Thiết bị lọc chứa than hoạt tính, khí thải thông qua đường ống được dẫn vào tủ than hoạt tính. Tại đây, các chất ô nhiễm sẽ bám vào bề mặt của vật liệu lọc. Khi lượng chất ô nhiễm tích tụ đủ dày, quá trình lọc sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, cần ngưng khí thải đi qua và thay thế lớp vật liệu lọc.
  • Thường, vật liệu hấp phụ than hoạt tính cần được thay thế định kỳ, ví dụ như mỗi 6 tháng một lần. Sau khi thay thế, than hoạt tính cũng cần được thu gom và xử lý tương tự như chất ô nhiễm.

Trên thực tế, hoạt động của hệ thống xử lý khí thải hơi hàn thiếc và hơi flux tại các đơn vị sản xuất tương tự thường tuân theo các bước như trên, bao gồm việc thay thế vật liệu hấp phụ than hoạt tính định kỳ và xử lý chất ô nhiễm cùng với chất thải nguy hại.

Xử lý khí thải hơi hàn thiếc lẫn hơi flux

Xử lý khí thải hơi hàn thiếc kết hợp với hơi flux thường được thực hiện bằng cách kết hợp hai phương pháp: hấp thụ và hấp phụ. Điều này là do tính kết dính của hơi flux, khiến nó có thể gây tắc nghẽn tại lớp than hoạt tính nếu chỉ sử dụng phương pháp hấp phụ.

Quy trình công nghệ như sau:

Tầng 1: Hấp thụ

  • Khí thải tại các vị trí phát sinh được thu gom bằng chụp hút và đưa xuống từng vị trí.
  • Khí thải được đưa qua một tầng hấp thụ sử dụng dung dịch hấp thụ. Dung dịch này được phân phối đều bằng các béc phun chuyên dụng để tránh tắc nghẽn.
  • Trong tầng hấp thụ, khí thải tương tác với dung dịch hấp thụ, gây ra các phản ứng hóa học và chất ô nhiễm trong khí thải được hấp thụ vào dung dịch.

Tầng 2: Hấp phụ bằng than hoạt tính

  • Tầng hấp thụ sau đó đưa khí thải còn chứa hơi flux và các chất ô nhiễm khác đến tầng hấp phụ.
  • Tại tầng hấp phụ, sử dụng than hoạt tính để hấp phụ hơi thiếc và các chất ô nhiễm còn lại. Các chất này bám vào bề mặt của than hoạt tính thông qua lực liên kết phân tử và liên kết hidro.

Cấu tạo và hoạt động hệ thống:

  • Chụp hút, quạt hút và hệ thống ống đường: Dùng để thu gom và hút khí thải chưa qua xử lý về tủ than hoạt tính.
  • Đường ống: Dẫn khí từ các vị trí phát sinh đến thiết bị xử lý.
  • Thiết bị lọc: Gồm 3 phần – tầng hấp thụ, bộ phân tách mù và tầng hấp phụ. Việc thiết kế hệ thống phải được tính toán kỹ để đảm bảo hiệu quả xử lý khí thải.

Đánh giá hệ thống xử lý khí thải hơi hàn thiếc

Ưu điểm của hệ thống xử lý khí thải hơi thiếc và hơi flux:

  • Đạt tiêu chuẩn xả thải: Hệ thống này đảm bảo rằng khí thải ra ngoài môi trường đáp ứng tiêu chuẩn xả thải hiện hành.
  • Giảm chi phí đầu tư: Thiết kế hệ thống xoay quanh việc giảm chi phí đầu tư, đảm bảo hiệu suất xử lý cao trong khi duy trì mức đầu tư thấp. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực và tài chính khi triển khai hệ thống.
  • Giảm chi phí vận hành: Thiết kế hướng đến việc giảm chi phí vận hành, đảm bảo rằng quá trình xử lý diễn ra hiệu quả và ít gây tắc nghẽn hoặc sự cố, giúp giảm tải công tác bảo trì và tăng khả năng hoạt động liên tục của hệ thống.
  • Lựa chọn vật liệu phù hợp: Sự đa dạng trong lựa chọn vật liệu cho phép hệ thống phù hợp với tính chất cụ thể của khí thải và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và ổn định.

Nhược điểm của hệ thống xử lý khí thải hơi hàn thiếc có thể là:

  • Phức tạp trong thiết kế: Khi kết hợp nhiều phương pháp xử lý như hấp thụ và hấp phụ, quá trình thiết kế có thể trở nên phức tạp và đòi hỏi kiến thức sâu rộng về cả hai phương pháp để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của hệ thống.
  • Tính chất tương tác: Hơi flux có tính chất kết dính, có thể gây tắc nghẽn tại lớp than hoạt tính hoặc ống dẫn trong quá trình xử lý. Việc quản lý và bảo trì để tránh tắc nghẽn là một thách thức.

Tuy nhiên, với sự tập trung vào việc giảm chi phí đầu tư và vận hành, lựa chọn vật liệu phù hợp và quản lý hiệu suất, những ưu điểm của hệ thống xử lý này vẫn nổi bật hơn nhược điểm và đáp ứng nhu cầu xử lý khí thải hơi hàn thiếc một cách hiệu quả và bền vững.

Xử lý khí thải lò đốt bằng nhiên liệu hóa thạch và gỗ

1. Thành phần, tính chất khí thải đốt bằng nhiên liệu hóa thạch và gỗ

Các hợp chất ở dạng khí sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và gỗ. Là những chất ở điều kiện thông thường tồn tại dưới dạng khí như: CO, CO2, NOx, SOx, Cl2

Khí lưu huỳnh dioxit (SO2): 

Khí lưu huỳnh dioxit là loại chất ô nhiễm phổ biến nhất, sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và gỗ, cũng như trong sinh hoạt của con người

Tính chất vật lý:

Ở điều kiện thường, SO2 là chất khí không màu, mùi xốc, gây ho, nặng gấp 2 lần không khí (d = 2,2). SO2 hóa lỏng không màu ở -100C, hóa rắn thành tinh thể trắng ở 750C. SO2 tan nhiều trong nước (1 thể tích nước ở 200C hào tan được 40 thể tích SO2).

Tính chất hóa học:

Lưu huỳnh dioxit là oxit axit. Tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuro (H2SO3) không bền, dễ phân hủy thành H2O và SO2. SO3 tác dụng với bazo tạo hai loại muối: muối trung hòa và muối axit. SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxy hóa.

Oxit nitơ:

Oxit nitơ có tất cả 6 loại ổn định: N2O, NO, NO2, N2O3, N2O4 và N2O5  và loại oxit nitơ không ổn định là NO3. Riêng 3 loại NO, NO2 và N2O4 được hình thành trong quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các lò nung, lò hơi…

Tính chất vật lý:

Với mỗi loại hợp chất của oxit nitơ thì tính chất vật lý của nó cũng sẽ khác nhau khác nhau.

Tính chất hóa học: 

Tất cả các hợp chất oxit nitơ đều có tính khử và tính oxy hóa, tuy nhiên tùy vào tính chất của từng loại hợp chất mà tính khử, tính oxy hóa mạnh yếu khác nhau.

Hơi nước (H2O):

Hơi nước được sinh ra trong khí, khi sử dụng tháp hấp thụ và tháp giải nhiệt khí thải trong quá trình tiền xử lý khí thải trước khi vào tháp hấp phụ.

2. Xử lý khí thải lò đốt bằng phương pháp hấp phụ

Quá trình hấp phụ là quá trình phản ứng của khí lên trên bề mặt chất rắn. Người ta áp dụng phương pháp hấp phụ để làm sạch khí được sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu. 

Quá trình hấp phụ được thực hiện bằng cách cho dòng khí đi qua vật liệu hấp phụ.

Vật liệu dùng để làm chất hấp phụ là các vật liệu xốp với diện tích bề mặt bên trong lớn và có khả năng hấp phụ các chất ô nhiễm trong khí thải

Vật liệu hấp phụ được tạo thành do nhân tạo hoặc trong tự nhiên.

Trong công nghiệp hay dùng các chất hấp phụ như: than hoạt tính, silicagel, keo nhôm, zeolit và ionit chất trao đổi ion và các chất hấp phụ tự nhiên.

Ưu điểm của tháp hấp phụ: 

Sơ đồ hệ thống đơn giản.

Có thể làm việc với khí thải có nhiệt độ cao.

Xử lý được khí thải có nồng độ tương đối cao.

Hiệu quả xử lý cao 80% – 90%.

Mang lại hiệu quả kinh tế cao vì ít tốn kém chi phí.

3. Vật liệu hấp phụ trong hệ thống xử lý khí lò đốt

Các chất hấp phụ thông thường là những loại vật liệu có cấu tạo dạng hạt, đường kính giao động từ 6 – 10 mm đến 200µm và có độ rỗng lớn. 

Yêu cầu của các chất hấp phụ là vật liệu phải có khả năng hấp phụ cao, phạm vi tác dụng của chất hấp phụ rộng. Ngoài ra các loại vật liệu này phải có độ bền cơ học cần thiết, khả năng hoàn nguyên dễ dàng và giá thành rẻ.

  • Than hoạt tính:

Là một chất hấp phụ dạng thể rắn; xốp không phân cực, chất này có bề mặt riêng rất lớn. 

Đối với than hoạt tính khi đã hấp phụ no, không còn hấp phụ được nữa thì ta có thể tái sinh bằng hơi nước và sử dụng lại. Khi ở trong môi trường nhiệt độ cao các chất hữu cơ cũng như các phân tử axit bay hơi và tách khỏi bề mặt của than.

  • Silicagel:

Silicagel tồn tại ở dạng gel của anhydrite axit silisic, chất này có cấu trúc lỗ xốp. Bề mặt của gel là các nhóm hydroxyl (OH) và nó quyết định tính chất hấp phụ của silicagel.

Silicagel rất dễ dàng hấp phụ các chất dễ phân cực cũng như các chất có thể tạo với hydroxyl các liên kết kiểu cầu hydro. Đối với những chất không phân cực, sự hấp phụ trên silicagel chủ yếu là tác dụng của lực mao dẫn trong các lỗ xốp nhỏ.

  • Zeolit:

Zeolit là một hợp chất aluminosilicat có tinh thể. Tính chất đặc trưng của Zeolit phụ thuộc vào tỉ lệ Si và Al và mức độ tinh thể của sản phảm cuối cùng. Đồng thời nó còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cation kim loại khác được nhận thêm vào trong quá trình hình thành nên sản phẩm.

Trong công nghiệp ngày nay dùng phổ biến nhất là các zeolit A và zeolit X. Các zeolit này đều có ưu điểm là tinh hấp phụ khá tốt và tương đối chọn lọc.

  • Các chất hấp phụ tự nhiên.

Trong tự nhiên có nhiều khoáng chất có tính hấp phụ như sét, bentonit, diatomit… Các hợp chất trên muốn xử lý khí cần có biện pháp phù hợp cho từng loại. Ưu điểm lớn nhất của các chất hấp phụ tự nhiên đó là chúng có giá thành thấp hơn so với chất hấp phụ nhân tạo.

 

Xử lý khí thải bằng phương pháp hoá học: Hấp thụ và hấp phụ

Các phương pháp làm sạch khí thải rất đa dạng, khác nhau về cấu tạo thiết bị cũng như về công nghệ làm sạch. Phương pháp làm sạch chất thải được lựa chọn theo khối lượng và thành phần chất thải. Ngoài ra nó còn được lựa chọn trên cơ sở so sánh phân tích tính kinh tế – kỹ thuật. Để đạt được hiệu quả xử lý khí thải cao cần phải sử dụng phối hợp đồng thời nhiều phương pháp và thiết bị lọc khác nhau. Nhằm bảo vệ môi trường một trong những cách xử lý khí thải khá hiệu quả và triệt để góp phần bảo vệ môi trường đó là xử lý khí thải bằng phương pháp hóa học. 

Thực hiện tương tác hóa học nhằm chuyển các khí độc thành các sản phẩm ít độc hại hơn nhờ các chất xúc tác đặc biệt. Được thực hiện trong các thiết bị phản ứng.

Vai trò của phương pháp hóa học trong xử lý khí thải

Giúp làm tăng các phản ứng hóa học trong xử lý khí thải.

Cụ thể của việc xử lý này có hai vấn đề: Chuyển C, CO, COV về CO2 không độc bằng phản ứng oxy hoá, nghĩa là đốt cháy với sự có mặt của O2. Chuyển NOx về O2 và N2, là phản ứng khử ngược lại với phản ứng trên. Hai quá trình này phải thực hiện đồng thời. Vì thế, phải tìm một “khoảng” cho phép để chỉnh nồng độ oxy sao cho cả hai quá trình đều cùng thực hiện được, đồng thời tìm chất xúc tác thích hợp.

Trong công nghiệp luyện kim đen, sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy khí thải thường chứa CO, người ta thường sử dụng xúc tác chứa 0.3% Pt mang trên oxit nhôm. Các hợp chất hữu cơ là thành phần chủ yếu có trong khí thải của nhà máy sản xuất chất dẻo, thuốc kháng sinh, andehyt phatalic, dây chuyền sơn…Xúc tác thường được sử dụng ở đây là Pt, Pd và Rh. Pt và Pd thường được mang trên Al2O3 để oxy hóa các alkan. Các xúc tác trên cơ sở Pd có hoạt tính cao trong phản ứng oxy hóa CO giá thành lại thấp hơn Pt . Pt có hoạt độ cao nhất cho oxy hóa propan ở 500oC, trong khi Pd là xúc tác tốt hơn cho quá trình oxy hóa ethan, methan và các olefin. Rh có hoạt độ thấp nhất trong phản ứng oxy hóa propan, nhưng khi kết hợp với Pt sẽ tạo thành vật liệu xúc tác tốt nhất cho phản ứng oxy hóa và khử các NOx.

Phương pháp hóa học là quá trình các khí bị hấp phụ do có phản ứng hóa học với vật liệu hấp phụ, lực liên kết phân tử trong trường hợp này mạnh hơn ở hấp phụ vật lý. Do vậy lượng nhiệt tỏa ra lớn hơn, và  năng lượng cần nhiều hơn.

Bên cạnh đó còn sử dụng các chất hóa học như: nước, các dung dịch bazơ: KOH, NaOH, Na2CO3 , K2CO3 , Ca(OH)2 , CaCO3…để  hấp thụ khí bằng chất lỏng (hóa chất) và là quá trình chuyển các phân tử khí cần xử lý vào trong pha lỏng nhờ quá trình hòa tan các chất hóa học khi chúng tiếp xúc với nhau.

Các quá trình trên tạo nên quy trình xử lý khí thải bằng phương pháp hóa học.

Các phương pháp xử lý khí thải bằng phương pháp hóa học

Như vậy xử lý khí thải bằng phương pháp hóa học thực chất là phương pháp xử lý áp dụng phương pháp hấp thụ hóa hóc và hấp phụ hóa học đối với các thiết bị xử lý.

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ

Hấp thụ khí thải bằng phương pháp hóa học là phương pháp sử dụng chất lỏng, rắn để làm nguyên liệu hấp thụ khí độc từ quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy. Đây là quá trình chuyển các chất khí độc hại cần xử lý vào trong pha lỏng. Nhờ quá trình hòa tan nên làm chúng tiếp xúc với nhau. Trong quá trình hấp thụ có xảy ra phản ứng hóa học.

Kỹ thuật xử lý khí thải bằng quá trình hấp thụ còn được sử dụng rộng rãi để khử ẩm trong không khí, các khí độc hại và có mùi trong khí thải. Nó giúp thu hồi các loại hơi, khí sạch lẫn trong không khí hoặc khí thải.

Hình ảnh cơ chế xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ

Cơ chế của kỹ thuật xử lý bằng phương pháp hấp thụ bao gồm 3 bước: 

  • Bước 1: Sự khuếch tán các phân tử chất ô nhiễm thể khí trong khối khí thải đến bề mặt của dung dịch hấp thụ.
  • Bước 2: Sự thâm nhập và hòa tan chất khí vào bề mặt của dung dịch hấp thụ.
  • Bước 3: Sự khuếch tán chất khí đã hòa tan trên bề mặt ngăn cách vào sâu trong lòng chất lỏng hấp thụ.

Trong quá trình hấp thụ, các phần tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rắn và làm sạch. Những chất khí độc hại bị giữ lại gọi là chất bị hấp thụ.

Các hoạt động khử ẩm trong không khí, khử khí độc hại và mùi trong khí thải, thu hồi các loại hơi, khí có giá trị được gọi là quá trình hấp thụ.

Các chất hấp thụ thường dùng:

  • Nước (H2O)
  • Các dung dịch bazo: KOH, NaOH, Na2CO3, K2CO3, Ca(OH)2, CaCO3,…
  • Monoetanolamin (OHCH2CH2NH2), Dietanolamin( R2– NH), tritanolamin (R3– NH).

Ứng dụng của phương pháp xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ bằng phương pháp hóa học để:

  • Xử lý các khí thải ô nhiễm.
  • Phương pháp hấp thụ xử lý được khí thải với lưu lượng phát thải lớn.
  • Phương pháp hấp thụ thường dùng xử lý các khí SOx, HCl, H2S, HF, Cl2, NOx, axeton,…
  • Thu hồi được các chất đề tuần hoàn hoặc chuyển sang công đoạn sản xuất khác.

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ

Hấp phụ là hiện tượng các phân tử khí, lỏng, ion được giữ lại trên bề mặt phân cách pha. Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ là quá trình xử lý dựa trên sự phân ly khí bởi ái lực của một số chất rắn với một số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí, trong quá trình đó các phân tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên vật liệu rắn. Việc ứng dụng phương pháp hấp phụ để xử lý nguồn khí có hàm lượng tạp chất khí và hơi nhỏ, để làm sạch và sấy khô không khí, tách các hỗn hợp khí hay hơi tạo thành từng phân tử, tiến hành quá trình ảnh hưởng dị thể trên bề mặt.

Vật liệu rắn được sử dụng trong quá trình này gọi là chất hấp phụ (adsorbent).

Chất khí bị giữ lại trong chất hấp phụ được gọi là chất bị hấp phụ (adsorbate).

Hấp phụ khí thải bằng phương pháp hoá học là phương pháp mà các chất khí bị hấp phụ do có phản ứng hóa học với vật liệu hấp phụ, lực liên kết phân tử trong trường hợp này mạnh hơn ở hấp phụ vật lý. Do vậy lượng nhiệt toả ra lớn hơn, và cần năng lượng nhiều hơn.

Hình ảnh cơ chế xử lý khí thải bằng tháp hấp phụ

Cơ chế của quá trình xử lý bằng phương pháp hấp phụ bao gồm 3 bước:

Khi tiến hành hấp phụ ở tháp 1: Khí thải được đưa vào ở phía dưới tháp (mở van 6 và đóng van 5). Khí đi qua lớp vật liệu hấp phụ được gia nhiệt để tăng khả năng hấp phụ, ở đây các khí cần xử lý bị giữ lại ở lớp vật liệu. Khí sạch ra ngoài theo đường ống có van (van 2 mở, van 1 đóng).

Trong khi tháp 1 thực hiện quá trình hấp phụ thì tháp 2 tiến hành hoàn nguyên vật liệu: Hơi nước được đưa vào tháp 2 theo hướng từ trên xuống (van 3 mở, van 1 đóng). Hơi nước đi qua lớp vật liệu sẽ cuốn theo chất ô nhiễm ra ngoài đến thiết bị ngưng tụ, tách nước khỏi chất ô nhiễm, và khí ô nhiễm sẽ tiếp tục được xử lý.

Khi vật liệu ở tháp 1 đã hết khả năng hấp phụ thì tiến hành hoàn nguyên vật liệu và tiến hành hấp phụ ở tháp 2.

Giải hấp: Sự khử hấp phụ là giai đoạn quan trọng của chu trình hấp phụ, khẳng định tính kinh tế của quá trình làm sạch khí thải. Quá trình này nhằm khôi phục lại hoạt tính vốn có của chất hấp phụ và chính là quá trính hấp phụ ngược.

Ứng dụng của phương pháp xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ hóa học dùng để xử lý khí ô nhiễm có đặc điểm:

  • Không cháy được hoặc khó cháy.
  • Có giá trị và cần thu hồi.
  • Có nồng độ thấp trong khí thải mà các quá trình khác không áp dụng được.
  • Dùng để hấp phụ NH3, SO2, Cl2, hơi thủy ngân,…

Ưu điểm của xử lý khí thải bằng phương pháp hóa học.

  • Phương pháp này giúp xử lý các khí thải ô nhiễm.
  • Giúp xử lý được khí thải với lưu lượng phát thải lớn.
  • Phương pháp này giúp xử lý được các khí SOx, HCl, H2S, HF, Cl2, NOx, axeton,…
  • Xử lý khí thải hiệu quả cao.

Việc áp dụng xử lý khí thải phương pháp hóa học là một phương pháp tiên tiến hiệu quả, đem đến cho con người cũng như trái đất một bầu không khí trong lành, tránh được các tác nhân gây hại. Với những thông tin về phương pháp hóa học trong xử lý khí thải hi vọng sẽ có được những tham khảo bổ ích cho cách xử lý khí thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường.

 

Quan trắc khí thải lò hơi

Quan trắc khí thải lò hơi nhằm đánh giá những tác động xấu đến môi trường từ hoạt động xả khí thải này, nhằm có biện pháp khắc phục triệt để, giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các thiết bị khoa học, công nghệ được ứng dụng ngày càng nhiều. Với ngành công nghiệp, máy móc đã thay thế sức lao động của con người, mang đến năng suất lao động vượt trội. Tuy nhiên, cùng với đó là những tác động xấu đến môi trường cần được tiến hành và xử lý triệt để.

Sự cần thiết của việc quan trắc khí thải từ lò hơi

Khí thải từ lò hơi được tạo ra trong các nhà máy sản xuất nước ngọt, bánh kẹo… để tạo nhiệt độ với nhiều loại khác nhau. Mỗi loại khí thải ảnh hưởng đến môi trường theo cách cần phải kiểm soát trong quá trình quan trắc khí thải từ lò hơi.

Với lò hơi đốt gỗ, khí thải thường chứa các loại khí như CO2, N2, CO cùng với tro bụi từ quá trình đốt chưa hoàn toàn. Bụi thải có kích thước hạt khoảng 50 um, nồng độ cho phép dao động từ 200-500 mg/m3. Nếu vượt quá mức này, cần kiểm tra và xử lý ngay.

Với lò hơi đốt than, khí thải chủ yếu là CO2, CO, NOx và SO2. Lượng lưu huỳnh trong than khoảng 0.5 %, SO2 khoảng 1.333 mg/m3. Nếu vượt quá mức cho phép, cần xử lý.

Với lò hơi sử dụng dầu FO, chất thải bao gồm CO2, CO, NOx, SO2 và SO3 cùng với chút tro bụi.

Các hoạt động của lò hơi diễn ra thường xuyên và liên tục trong thời gian dài, dẫn đến việc có thể vượt quá mức cho phép của khí thải. Do đó, cần thực hiện việc đo đạc và quan trắc khí thải từ lò hơi thường xuyên, đều đặn để đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường.

Chúng tôi giúp gì cho đơn vị về dịch vụ Quan trắc khí thải lò hơi 

Với kinh nghiệm lâu năm trong mọi lĩnh vực kiểm định, chứng nhận, quan trắc, là đối tác tin cậy của các doanh nghiệp, Chugai Technos đảm bảo hỗ trợ đơn vị đối tác uy tín, có năng lực thực hiện được các hoạt động Quan trắc khí thải lò hơi theo đúng quy định của luật bảo vệ môi trường.

Theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

Theo thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ TN & MT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Cùng nhiều văn bản quy định hiện hành khác.

Khi tiến hành Quan trắc khí thải lò hơi, chúng tôi đảm bảo đo đạc tự động liên tục các thành phần ô nhiễm khí thải, thực hiện lưu trữ tại chỗ và trên phần mềm đồng thời kết nối tới Sở TN&MT theo quy định. Các thông số cần quan trắc theo Thông tư của Bộ gồm lưu lượng; bụi tổng; nhiệt độ; các khí SO2; NO2. Với sự cần thiết của hoạt động Quan trắc khí thải lò hơi này, chúng tôi tiến hành tư vấn, lắp đặt trạm quan trắc đảm bảo vận hành đúng tiêu chuẩn, đáp ứng mọi yêu cầu về pháp luật môi trường.

Chugai Technos Việt Nam rất vinh dự khi được sự tin tưởng của các nhà thầu lớn đầu ngành tronh lĩnh vực lò hơi như Babcock & Wilcox và IHI về công tác đo kiểm lò hơi của các dự án nhiệt điện, lò hơi công nhiệp.

Về đo kiểm đường ống, chúng tôi có hệ thống Scale Checker kiểm tra cáu cặn đường ống. Được phát triển hoàn toàn từ nguồn lực Tập Đoàn Chugai Technos.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu quan trắc khí thải lò hơi, phân tích cấu trúc và thành phần vật liệu, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để được hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc.

Kiểm định nồi hơi – những lưu ý cần biết khi thực hiện

Theo Thông tư 36/2019/TT- BLĐTBXH ban hành về danh mục các loại máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Quy định kiểm định nồi hơi là yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức/ doanh nghiệp vận hành và sử dụng thiết bị.

1. Kiểm định nồi hơi là gì?

Kiểm định nồi hơi (lò hơi) là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị. Các thiết bị nồi hơi cần kiểm định an toàn:

  • Nồi hơi đun điện
  • Nồi đun nước nóng

2. Tiêu chuẩn – Quy chuẩn kiểm định nồi hơi

Tổ chức kiểm định sẽ thực hiện kiểm định lò hơi dựa trên các tiêu chuẩn và quy chuẩn tương ứng mà Nhà nước ban hành:

  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
  • QTKĐ 01:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115 độ C;
  • TCVN 7704: 2007: Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;
  • TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992): Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước);
  • TCVN 6008:2010: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

3. Lý do bắt buộc phải kiểm định lò hơi?

Đối với các thiết bị máy móc gây mất an toàn sức khỏe đến con người cần phải kiếm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định trong thời gian sử dụng và kiểm định sau sự cố. Dưới đây là những lý do doanh nghiệp cần phải kiểm định nồi hơi:

  • Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành lò hơi;
  • Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn;
  • Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra;
  • Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng.

4. Khi nào cần kiểm định kỹ thuật nồi hơi?

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước. Thông thường chu kỳ kiểm định an toàn nồi hơi là 2 năm/lần.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường. Đây Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

             – Khi sử dụng lại các nồi hơi và nồi đun nước nóng đã dừng hoạt động từ 12 tháng trở lên;

             – Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi và nồi đun nước nóng:

             – Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;

             – Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

5. Quy trình kiểm định an toàn nồi hơi – lò hơi

Quá trình kiểm định an toàn lò hơi được thực hiện qua các bước cơ bản sau:

Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, nhật ký vận hành, bảo trì và sửa chữa

  • Hồ sơ xuất xưởng để ghi nhận các thông tin ban đầu về thiết bị mà nhà sản xuất đã công bố
  • Kiểm tra nhật ký vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nồi hơi

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong nồi hơi

  • Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học do biến đổi nhiệt hoặc cơ khí.
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt
  • Kiểm tra hệ thống nước cấp, thoát nước của nồi hơi. Hệ thống khói thải.
  • Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT).

Thử nghiệm áp suất

Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Thời hạn thử không quá 6 năm/1 lần.

Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm

Các cơ cấu bảo vệ an toàn, các thiết bị đo lường gắn trên nồi hơi phải được tháo ra và kiểm định khi kiểm định nồi hơi:

  • Kiểm định van an toàn
  • Áp kế
  • Thiết bị đo mức
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Kiểm tra vận hành lò hơi

Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị phụ trợ, các cơ cấu an toàn… tiến hành chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.

6. Hình thức xử lý vi phạm trong kiểm định chất lượng nồi hơi như thế nào?

Như trình bày ở trên nồi hơi, lò hơi là thiết bị nằm trong danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động và bắt buộc phải kiểm định được quy định tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH. Do đó, nếu không thực hiện kiểm định thì người, tổ chức nào vi phạm, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Chugai Technos Việt Nam rất vinh dự khi được sự tin tưởng của các nhà thầu lớn đầu ngành tronh lĩnh vực lò hơi như Babcock & Wilcox và IHI về công tác đo kiểm lò hơi của các dự án Nhiệt Điện, lò hơi công nhiệp.

Về đo kiểm đường ống, chúng tôi có hệ thống Scale Checker kiểm tra cáu cặn đường ống. Được phát triển hoàn toàn từ nguồn lực Tập Đoàn Chugai Technos.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu phân tích cấu trúc và thành phần vật liệu, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ.

 

Kiểm tra và đánh giá hiệu suất lò hơi công nghiệp

Việc kiểm tra và đánh giá hiệu suất lò hơi là rất cần thiết để tối ưu hóa hoạt động của lò hơi, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Lò hơi công nghiệp là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành sản xuất, như dệt may, thực phẩm, hóa chất, và sản xuất giấy. Lò hơi cung cấp năng lượng cho các quá trình sản xuất và cải thiện hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lò hơi cũng tiêu tốn nhiều nhiên liệu và phát thải khí thải gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc kiểm tra và đánh giá hiệu suất lò hơi là rất cần thiết để tối ưu hóa hoạt động của lò hơi, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Trong bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra và đánh giá hiệu suất lò hơi công nghiệp một cách khoa học và chính xác. Bạn sẽ biết được các chỉ số quan trọng để đo lường hiệu suất lò hơi, như hiệu suất nhiệt, tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu, tỷ lệ phát thải khí thải và tỷ lệ tổn thất nhiệt. Bạn cũng sẽ biết được các phương pháp kiểm tra và đánh giá hiệu suất lò hơi, như phương pháp đo trực tiếp, phương pháp tính toán và phương pháp mô phỏng. Cuối cùng, bạn sẽ nhận được các gợi ý và khuyến nghị để cải thiện hiệu suất lò hơi và giảm thiểu tác động tiêu cực của lò hơi đến môi trường.

Mục đích của việc kiểm tra và đánh giá hiệu suất lò hơi

Có hai mục đích chính của việc kiểm tra và đánh giá hiệu suất lò hơi:

  • Đánh giá tình trạng kỹ thuật của lò hơi: Kiểm tra xem lò hơi có bị hư hỏng, ăn mòn hay các vấn đề kỹ thuật khác không.
  • Xác định các tổn thất năng lượng: Xác định các nguyên nhân gây ra tổn thất nhiệt, từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu suất lò hơi.

Các bước kiểm tra và đánh giá hiệu suất lò hơi

Kiểm tra và đánh giá hiệu suất lò hơi bao gồm các bước sau:

1. Kiểm tra bên ngoài lò hơi

Kiểm tra bên ngoài lò hơi là một công việc quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thiết bị. Bạn cần kiểm tra các bộ phận sau:

  • Van an toàn: Kiểm tra xem có rò rỉ, bị kẹt, hay bị hỏng không. Van an toàn giúp ngăn chặn áp suất quá cao trong lò hơi và phải hoạt động tốt.
  • Đồng hồ áp suất: Kiểm tra xem có chính xác, dễ đọc và có dấu hiệu hư hỏng không. Đồng hồ áp suất cho biết áp suất hiện tại trong lò hơi và phải được tham chiếu với giá trị đặc tả của nhà sản xuất.
  • Bồn nước cấp: Kiểm tra xem có đầy đủ nước, không bị rò rỉ, bị ố vàng hay bị đóng cặn không. Bồn nước cấp cung cấp nước cho lò hơi và phải được duy trì ở mức nước thích hợp.
  • Đường ống: Kiểm tra xem có bị rò rỉ, bị gỉ sét, bị uốn cong hay bị tắc nghẽn không. Đường ống dẫn nước và hơi từ lò hơi đến các thiết bị khác và phải được lắp đặt chắc chắn và sạch sẽ.
  • Cửa lò: Kiểm tra xem có bị mất kín, bị biến dạng, bị nứt hay bị mòn không. Cửa lò cho phép bạn vào trong lò hơi để kiểm tra và vệ sinh. Cửa lò phải được đóng chặt để ngăn lửa phì ra ngoài gây mất an toàn và vệ sinh cho người vận hành.

Kiểm tra bên ngoài lò hơi là một cách tuyệt vời để phòng ngừa sự cố và tăng tuổi thọ của thiết bị. Bạn nên thực hiện kiểm tra này ít nhất một lần mỗi tháng hoặc theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Hãy nhớ tuân thủ các quy tắc an toàn khi làm việc với lò hơi và liên hệ với chuyên gia nếu bạn phát hiện ra bất kỳ vấn đề gì.

2. Kiểm tra bên trong lò hơi

Kiểm tra bên trong lò hơi là một công việc quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thiết bị. Bạn cần phải thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện và khắc phục các sự cố tiềm ẩn, như rò rỉ, ăn mòn, nứt nẻ, hay tắc nghẽn đường ống. Để kiểm tra bên trong lò hơi, bạn cần tuân thủ các bước sau:

  • Tắt nguồn điện và nguồn nhiên liệu của lò hơi. Đợi cho lò hơi nguội hoàn toàn trước khi mở nắp kiểm tra.
  • Mặc đồ bảo hộ phù hợp, như găng tay, mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, và giày bảo hộ. Nếu có thể, sử dụng đèn pin và máy ảnh để ghi lại tình trạng bên trong lò hơi.
  • Kiểm tra các thành phần của lò hơi, như ống nước, ống lửa, van an toàn, van xả khí, van xả nước, và các cảm biến. Chú ý đến các dấu hiệu của rò rỉ, ăn mòn, nứt nẻ, hay tắc nghẽn. Nếu phát hiện bất kỳ sự cố nào, bạn cần ghi nhận và báo cáo ngay cho người quản lý.
  • Sau khi kiểm tra xong, bạn cần đóng chặt nắp kiểm tra và khởi động lại lò hơi theo quy trình an toàn. Kiểm tra lại áp suất và nhiệt độ của lò hơi để đảm bảo hoạt động bình thường.

Kiểm tra sự đọng tro bên trong ống lửa lò hơi

Kiểm tra bên trong lò hơi là một công việc không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị, mà còn giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu rủi ro tai nạn. Bạn cần phải thực hiện kiểm tra một cách kỹ lưỡng và chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn cho bản thân và môi trường làm việc.

3. Kiểm tra hiệu suất nhiệt

Kiểm tra hiệu suất nhiệt của lò hơi là một quá trình quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thiết bị. Bằng cách đo nhiệt độ, áp suất, lưu lượng và thành phần khí thải của lò hơi, chúng ta có thể tính toán được hiệu suất nhiệt của nó, tức là tỷ lệ giữa năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào. Hiệu suất nhiệt càng cao, lò hơi càng tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Để kiểm tra hiệu suất nhiệt của lò hơi, chúng ta cần có các thiết bị đo chính xác và phương pháp tính toán phù hợp..

Kiểm tra hiệu suất nhiệt của lò hơi bằng cách đo nhiệt độ đầu vào và đầu ra của hơi, lưu lượng nước cấp và lưu lượng hơi bão hòa. Hiệu suất nhiệt của lò hơi được tính theo công thức sau:

Trong đó:

  • hglà Entanpi của hơi ra (kJ/kg), Bạn có thể tra entanpi của hơi dựa vào việc chuyển đổi từ thông số áp suất. Ví dụ áp suất của hơi đo được là 8barG thì sẽ có entanpi là: 2773,1 (kJ/kg)
  • hflà Entanpi của nước cấp vào (kJ/kg). Bạn có thể tính nhanh bằng cách nhân nhiệt độ của nước cấp với 4,18. Ví dụ: Nước có nhiệt độ là 30oC sẽ có entanpi là: 30*4,18= 125,4 (kJ/kg)
  • B là suất tiêu hao nhiên liệu trên 1 tấn hơi (kg)
  • Qlvtlà nhiệt trị thấp làm việc của nhiên liệu. Nhiệt trị thấp làm việc dựa trên kết quả phân tích nhiệt trị của nhiên liệu, hoặc bạn có thể tham khảo giá trị trong bảng sau

 Bảng nhiệt trị một số nhiên liệu thông dụng.

4. Kiểm tra các tổn thất năng lượng

Kiểm tra các tổn thất nhiệt do các nguyên nhân sau:

  • Tổn thất do cháy không hết nhiên liệu
  • Tổn thất do toả nhiệt ra môi trường
  • Tổn thất do cáu cặn
  • Tổn thất do rò rỉ

Các tổn thất này có thể được xác định bằng cách đo các thông số như nhiệt độ, áp suất, lưu lượng,…

5. Đưa ra kết luận và đề xuất giải pháp

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá, đưa ra kết luận về tình trạng kỹ thuật và hiệu suất của lò hơi. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu suất lò hơi, tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí vận hành.

Hình ảnh kiểm tra cáu bên trong ống góp nước buồng đốt

Một số biện pháp nâng cao hiệu suất lò hơi

  • Kiểm tra và bảo dưỡng lò hơi định kỳ, đảm bảo các bộ phận hoạt động tốt, không bị rò rỉ, ô nhiễm hay hao mòn.
  • Lựa chọn nguyên liệu đốt phù hợp với loại lò hơi, có nhiệt lượng cao, ít tạo ra khí thải và tro bụi. Nếu có thể, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như sinh khối, gió hay mặt trời.
  • Điều chỉnh áp suất và nhiệt độ của hơi nước theo nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí hoặc thiếu hụt. Cài đặt các thiết bị đo lường và điều khiển tự động để giám sát và điều chỉnh các thông số này.
  • Cải thiện hiệu quả trao đổi nhiệt giữa nguyên liệu đốt và nước trong lò hơi, bằng cách thường xuyên vệ sinh các ống trao đổi nhiệt. Giảm lượng cáu cặn trong lò hơi bằng cách sử dụng các chất chống cáu cặn hoặc thay đổi chế độ vận hành.
  • Tận dụng nhiệt lượng thải của lò hơi để sấy không khí, làm nóng nước trước khi cấp vào lò. Có thể sử dụng các thiết bị như bộ sấy không khí, bộ hâm nước để tận dụng lượng nhiệt thừa này.

Bằng cách áp dụng những biện pháp trên, bạn không chỉ có thể nâng cao hiệu suất lò hơi, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Chugai Technos Việt Nam rất vinh dự khi được sự tin tưởng của các nhà thầu lớn đầu ngành tronh lĩnh vực lò hơi như Babcock & Wilcox và IHI về công tác đo kiểm lò hơi của các dự án Nhiệt Điện, lò hơi công nhiệp.

Về đo kiểm đường ống, chúng tôi có hệ thống Scale Checker kiểm tra cáu cặn đường ống. Được phát triển hoàn toàn từ nguồn lực Tập Đoàn Chugai Technos.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu phân tích cấu trúc và thành phần vật liệu, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ.

Đề phòng sự cố: phân tích chi tiết về nguyên nhân gây nổ lò hơi

Trong môi trường sản xuất công nghiệp, việc hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trong lò hơi là quan trọng để thực hiện các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Dưới đây là phân tích cụ thể về cách mà mỗi nguyên nhân gây nổ được:

1. Cạn Nước:

  • Lý do: Thiếu nước làm giảm khả năng làm mát của lò hơi, dẫn đến tăng nhiệt độ trong lò. Khi không có nước để hấp thụ và làm mát, lò hơi có thể trở nên quá nhiệt và tạo ra áp suất nội lực lớn, dẫn đến nguy cơ nổ.
  • Biện pháp phòng tránh: Đảm bảo lượng nước đủ và thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của thiếu nước.

2. Quá Áp:

  • Lý do: Áp suất quá mức trong lò hơi có thể do nhiều nguyên nhân như sự cố trong hệ thống van, bơm hoặc thiết bị điều khiển. Khi áp suất vượt quá giới hạn, lò hơi có thể bị hỏng và gây nổ.
  • Biện pháp phòng tránh: Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống van, bơm và thiết bị điều khiển định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định.

3. Quá Nhiệt:

  • Lý do: Mất kiểm soát về nhiệt độ trong lò hơi thường do các lỗi trong hệ thống điều khiển hoặc thiết bị cảm biến. Nhiệt độ quá cao có thể làm hỏng cấu trúc của lò hơi và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh các vụ nổ.
  • Biện pháp phòng tránh: Thực hiện kiểm tra định kỳ hệ thống điều khiển và thiết bị cảm biến, cũng như đào tạo nhân viên về cách phát hiện và xử lý sự cố nhiệt độ.

4. Tính Toán Sai:

  • Lý do: Sai lầm trong thiết kế và tính toán có thể dẫn đến một loạt các vấn đề, từ thiếu trọng lượng vật liệu cho đến khả năng không chịu được áp lực hoặc nhiệt độ cao.
  • Biện pháp phòng tránh: Sử dụng kỹ sư và nhà thiết kế có kinh nghiệm, đảm bảo tính chính xác của mọi tính toán và kiểm tra thiết kế trước khi triển khai.Nổ lò hơi ở Đồng Nai, 6 người chết

Thông qua việc hiểu rõ về các nguyên nhân gây ra các sự cố trong lò hơi cùng với việc thực hiện các biện pháp phòng tránh, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ nổ và đảm bảo an toàn cho mọi người và tài sản.

Chugai Technos VN rất vinh dự khi được sự tin tưởng của các nhà thầu lớn đầu ngành tronh lĩnh vực lò hơi như Babcock & Wilcox và IHI về công tác đo kiểm lò hơi của các dự án Nhiệt Điện.

Về đo kiểm đường ống, chúng tôi có hệ thống Scale Checker kiểm tra cáu cặn đường ống. Được phát triển hoàn toàn từ nguồn lực Tập Đoàn Chugai Technos.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu phân tích cấu trúc và thành phần vật liệu, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ.

Thỏa Thuận Toàn Cầu về Ô Nhiễm Nhựa: Cuộc Chiến Chống Ô Nhiễm Môi Trường

Vòng thảo luận quan trọng nhất của Hội nghị đàm phán liên chính phủ (INC-4) đã diễn ra tại Ottawa, Canada, nhằm xây dựng một khung pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa. Mục tiêu của cuộc hội nghị là đạt được thỏa thuận toàn cầu vào cuối năm 2024 tại Busan, Hàn Quốc.

Đàm phán thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Tuy nhiên, sau 3 vòng đàm phán, vẫn chưa có sự thống nhất về cách tiếp cận toàn diện để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, từ sản xuất đến thải bỏ. Mặc dù có sự ủng hộ mạnh mẽ từ hơn 130 quốc gia yêu cầu các công ty nhựa công bố lượng nhựa đang sản xuất và các loại hóa chất sử dụng, nhưng các vấn đề về hạn chế sản xuất và sử dụng nhựa vẫn chưa được giải quyết.

Các nhóm môi trường, như Greenpeace, đang đề xuất giảm 75% sản lượng nhựa vào năm 2040 như một biện pháp kiểm soát rác thải nhựa. Tuy nhiên, quan điểm này gặp phản đối từ các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và sản phẩm hóa dầu, vì họ cho rằng cần tập trung vào tái chế và tái sử dụng nhựa.

Trong bối cảnh này, Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, đã tham gia đàm phán INC-4 với sự ủng hộ mạnh mẽ đối với thỏa thuận toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhấn mạnh cần có sự phân biệt và hỗ trợ phù hợp để đảm bảo rằng các biện pháp đối phó với ô nhiễm nhựa không gây áp lực quá lớn đối với các nước đang phát triển.

Cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa vẫn còn nhiều thách thức, nhưng sự thống nhất và hợp tác toàn cầu là chìa khóa để giải quyết vấn đề này và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai. Hãy tiếp tục theo dõi những phát triển mới nhất về cuộc đấu tranh này.

Quan trắc khí thải công nghiệp – đôi điều cần biết

Theo phụ lục I mục III nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định các đối tượng phải thực hiện lắp đặt trạm quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục. Trong đó có chỉ rõ rằng, các cơ sở có sử dụng lò hơi công nghiệp từ 20 tấn hơi/giờ trở lên (tính cho tổng công suất các lò hơi), trừ trường hợp sử dụng hoàn toàn nhiên liệu là khí đốt, dầu DO bắt buộc phải lắp đặt trạm quan trắc khí thải tự động, liên tục.

Lò hơi công nghiệp là gì
Lò hơi công nghiệp (hay còn gọi là nồi hơi công nghiệp) – có tên tiếng anh là Steam Boiler. Nồi hơi công nghiệp là thiết bị cung cấp nhiệt, hơi nước nóng cho hoạt động của các cơ sở kinh doanh, xí nghiệp, công ty,… thậm chí là cả khu công nghiệp lớn.

Các ngành nghề ứng dụng lò hơi công nghiệp

– Nhà máy sản xuất thực phẩm, bánh kẹo.
– Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn gia xúc.
– Nhà máy sữa, nước giải khát
– Nhà máy sản xuất nước mắm, tương, dầu thực vật…
– Các bếp ăn công nghiệp
– Các ngành dệt may, giặt là, nhuộm vải…
– Các ngành công nghiệp hóa chất.
– Nhà máy tái chế, sản xuất giấy
– Nhà máy sản xuất mía đường
– Tái chế nhôm phế liệu, các lò đúc từ quá trình nghiền xỉ,…

Các thông số quan trắc

Theo nghị định 40/2019/NĐ-CP, các cơ sở sử dụng lò hơi công nghiệp cần phải quan trắc liên tục, tự động 08 thông số cơ bản sau: Bụi, nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, SO2, NOx, CO và O2 dư. Ngoài ra, khí thải công nghiệp của các cơ sở sử dụng lò hơi công nghiệp phải tuân theo QCVN 19:2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đã quy định nồng độ của Bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp). Vì vậy, dựa vào QCVN 19:2009/BTNMT, các doanh nghiệp có thể xác định được khoảng đo đối với các thông số quan trắc khí thải tự động, liên tục. 

Công tác quan trắc khí thải công nghiệp theo quy định tại Khoản 23 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019  Điều 47 Nghị định 38/2015/NĐ-CP như sau

– Đối tượng, tần suất và thông số quan trắc khí thải công nghiệp

+ Các cơ sở và dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5000 m3 khí thải/giờ trở lên (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải hoặc theo lưu lượng khí thải đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các hồ sơ tương đương), phải thực hiện quan trắc khí thải công nghiệp định kỳ với tần suất là 03 tháng/01 lần. Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hoặc quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định về tần suất quan trắc một số thông số ô nhiễm đặc thù theo ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo quy chuẩn đó;

+ Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và có tổng lưu lượng khí thải thải ra môi trường từ 5.000 m3 khí thải/giờ trở lên (theo tổng công suất thiết kế của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải hoặc theo lưu lượng khí thải đã đăng ký trong kế hoạch bảo vệ môi trường), phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ với tần suất là 06 tháng/01 lần. Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hoặc quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành có quy định tần suất quan trắc một số thông số ô nhiễm đặc thù theo ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo quy chuẩn đó;

+ Khuyến khích các cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện quan trắc khí thải định kỳ, làm cơ sở để đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; trường hợp khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, phải rà soát lại hệ thống, thiết bị xử lý khí thải hoặc cải tạo, nâng cấp hệ thống, thiết bị xử lý khí thải lò hơi bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả thải ra môi trường;

+ Thông số quan trắc khí thải công nghiệp định kỳ thực hiện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường quy định;

+ Việc quan trắc lưu lượng khí thải của hệ thống, thiết bị xử lý khí thải lò hơi có lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục I Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thực hiện thông qua thiết bị đo lưu lượng dòng khí thải; lưu lượng khí thải của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải khác được xác định thông qua thiết bị quan trắc khí thải theo quy định.

– Đối tượng phải thực hiện quan trắc khí thải tự động, liên tục bao gồm:

+ Dự án, cơ sở thuộc danh mục các nguồn thải khí thải công nghiệp lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục I Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Các lò đốt chất thải nguy hại; các lò đốt chất thải của cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh;

+ Khí thải của các cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

+ Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

+ Các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

– Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Các dự án quy định tại khoản 2 Điều này đang triển khai xây dựng, phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục trước khi đưa dự án vào vận hành. Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thông số quan trắc khí thải tự động, liên tục gồm:

+ Các thông số môi trường cố định gồm: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx và CO (trừ trường hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với một số lĩnh vực đặc thù không yêu cầu kiểm soát);

+ Các thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề được nêu trong báo cáo và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.

– Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, có camera theo dõi phải được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.

Chugai Technos là đơn vị đã thực hiện rất nhiều dự án quan trắc khí thải nhiều nhà máy công nghiệp, nhiệt điện.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu quan trắc khí thải, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ.