Author - Chugai Administrator

Sự phát triển của ngành Dịch vụ môi trường hiện nay tại Việt Nam

Ngành Dịch vụ môi trường là một ngành nghề khá mới tại Việt Nam, tuy nhiên ngành này cũng đang ngày càng phát triển và đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế cũng như tạo thêm nhiều việc làm. Quan trọng hơn hết là ngành này đã giúp giảm thiểu và kiểm soát rất tốt tình trạng ô nhiễm môi trường tại nước ta hiện nay.

1. Tổng quan về ngành dịch vụ môi trường

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 144 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Hiệu lực 01/01/2022) nêu định nghĩa về ngành Dịch vụ môi trường như sau: 

“Dịch vụ môi trường là ngành kinh tế cung cấp dịch vụ đo lường, kiểm soát, hạn chế, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, xử lý chất thải, các chất ô nhiễm khác, bảo tồn sự đa dạng sinh học và các dịch vụ khác có liên quan”.

Ngành Dịch vụ môi trường đã đáp ứng và giải quyết hiệu quả những thách thức trong việc đáp ứng những yêu cầu về môi trường trong quá trình hội nhập quốc tế của doanh nghiệp;

2. Thực trạng ngành dịch vụ môi trường hiện nay tại Việt Nam

a) Điểm mạnh

Việc gia nhập và ký kết hiệp định FTA (Free Trade Areament – Hiệp định thương mại tự do) đã tạo ra những yêu cầu rất cao về vấn đề môi trường. Việc gia nhập này vừa tạo ra cơ hội cũng vừa đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt vấn đề môi trường.

Ngành Dịch vụ môi trường đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ chính phủ, những điều luật, nghị định đang ngày càng hoàn thiện, phù hợp với mọi lĩnh vực môi trường, giúp cho doanh nghiệp có thể hoàn thiện các hồ sơ môi trường, phù hợp hơn trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Với thế mạnh cạnh tranh về giá cả, sự linh hoạt, dễ thích ứng cùng với nguồn nhân lực dồi dào, các Ngành nghề về môi trường tại các trường Đại học đang ngày càng đa dạng, đáp ứng được hầu hết những yêu cầu về các nhóm ngành dịch vụ môi trường yêu cầu cùng với sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, doanh nghiệp Dịch vụ môi trường của Việt Nam đang ngày càng có nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa.

b) Điểm yếu

– Giá cả ngành dịch vụ môi trường chưa phù hợp, người lao động chưa được trang bị tốt về quản lý thời gian, quản lý chất lượng, đánh giá nhu cầu khách hàng hoặc kỹ năng giám sát.

– Sự phát triển của ngành Dịch vụ môi trường sẽ gia tăng cơ hội đầu tư của các công ty nước ngoài vào Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt nếu không chuẩn bị sẵn sàng về năng lực thì khả năng bị mất thị trường trong chính phạm vi lãnh thổ là điều không thể tránh khỏi.

3. Lợi ích khi có công ty dịch vụ môi trường cùng đồng hành 

Công ty dịch vụ môi trường mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: 

– Hỗ trợ, tư vấn, thực hiện hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp theo mọi sự thay đổi của Luật. Thực hiện hồ sơ môi trường đạt chuẩn và nhanh chóng nhất, đúng theo quy định mà nhà nước đề ra.

– Tránh làm mất thời gian, công sức và cả tiền bạc của doanh nghiệp khi thực hiện những công việc có liên quan đến môi trường;

– Áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất, cũng như đúng với thủ tục pháp lý mới nhất để hoàn thành hồ sơ môi trường cho các doanh nghiệp một cách hoàn thiện tốt nhất.

– Tư vấn thiết kế thi công bảo trì hệ thống xử lý của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, tốt nhất với chi phí tối ưu.

– Cung cấp các thiết bị xử lý môi trường phù hợp nhất với doanh nghiệp, dễ dàng vận hành, thay đổi công suất phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

Công ty dịch vụ môi trường uy tín hiện nay  

Chugai Technos là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường. Chugai Technos có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra được các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo ngành nghề. 

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ quan trắc môi trường lao động, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.

 

Nghị định 44/2016/NĐ-CP về thực hiện Quan trắc môi trường lao động

Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường từ các yếu tố môi trường lao động tại các vị trí làm việc của người lao động, đồng thời đưa ra các biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức giảm thiểu tác hại đến sức khỏe của người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp.

1. Tổng quan về Nghị định 44/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016)

Nghị định 44/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016) quy định chi tiết một số Điều của Luật an toàn, Vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Đối tượng áp dụng:

– Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động;

– Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Trách nhiệm của Cơ sở sản xuất, kinh doanh về hoạt động quan trắc môi trường lao động được trích từ Điều 45 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP (Hiệu lực 01/07/2016) như sau:

– Cập nhật Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.

Trước ngày 05/07 hằng năm (đối với báo cáo 6 tháng đầu năm), trước 10/01 của năm tiếp theo (Đối với báo cáo năm) ,cơ sở sản xuất, kinh về hoạt động quan trắc môi trường lao động cần phải gửi báo cáo cho Sở Y tế (nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc) về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.

2. Nguyên tắc thực hiện Quan trắc môi trường lao động

– Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.      

Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP.      

– Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.      

– Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:      

a) Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;      

b) Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;      

c) Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.      

– Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:      

a) Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;      

b) Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;      

c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.      

– Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.      

– Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.   

3. Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động

Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động được quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016. Các đơn vị, tổ chức đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động phải tuân thủ theo những quy định đã ban hành để xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động cho doanh nghiệp.  

Theo quy định tại Điều 36, Nghị định 44/2016/NĐ-CP, căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động bao gồm:    

– Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.    

– Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.    

– Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.

Nơi tư vấn pháp lý và hỗ trợ liên kết thực hiện Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động uy tín  

Chugai Technos là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường. Chugai Technos có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra được các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo ngành nghề. 

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ quan trắc môi trường lao động, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.

Trung tâm Tích hợp, xử lý thông tin, dữ liệu và Điều hành mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia chính thức đưa vào hoạt động

Hà Nội, ngày 14/5 –  Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã chính thức khánh thành Trung tâm Tích hợp, xử lý thông tin, dữ liệu và Điều hành mạng lưới Quan Trắc Môi Trường Quốc Gia.

Theo thông tin từ Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Trung Tâm này do Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường miền Bắc quản lý và vận hành, có địa chỉ tại số 79 Văn Tiến Dũng, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Trung Tâm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng theo tiến độ đề ra, tiếp nhận và xử lý số liệu quan trắc tự động từ gần 2.000 trạm quan trắc môi trường trên toàn quốc. Điều này giúp cơ quan quản lý nhà nước theo dõi chất lượng môi trường nước và không khí, đồng thời đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí thông qua chỉ số AQI.

Ngoài ra, Trung Tâm còn tiếp nhận, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, hỗ trợ công bố, công khai thông tin quan trắc môi trường theo quy định.

Các dữ liệu quan trắc môi trường được công bố thông qua nền tảng web và ứng dụng di động, cũng được kết nối liên thông với Hệ Thống Thông Tin Điện Tử phục vụ điều hành của Chính Phủ và Thủ Tướng Chính Phủ.

Trong tương lai, Trung Tâm sẽ phát triển các nền tảng phục vụ dự báo, cảnh báo môi trường, tập trung vào các thành phố lớn. Với cơ sở hạ tầng hiện đại và đầu mạng đồng bộ, Trung Tâm sẽ đảm nhiệm tốt vai trò của mình, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về chất lượng môi trường, tiếp tục hỗ trợ công tác giám sát, kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Trên cơ sở những phát triển này, việc công bố, công khai thông tin quan trắc môi trường sẽ trở nên minh bạch và có ích hơn cho cộng đồng.

Các phương pháp xử lý khí thải SO2

Xử lý khí thải SO2 là một vấn đề cấp thiết. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong lĩnh vực xử lý khí thải. SO2 không chỉ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mà còn có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, gây ra các vấn đề về hô hấp và hệ thống hô hấp. Vậy có những phương pháp xử lý khí thải SO2 nào?

Sơ đồ hấp thụ khí thải SO2

Phương pháp hấp thụ SO2 bằng nước

Một trong những phương pháp xử lý SO2 hiệu quả là hấp thụ SO2 bằng nước. Quá trình này bao gồm hai giai đoạn chính:

Hấp thụ SO2: Trong giai đoạn này, khí thải chứa SO2 được xử lý bằng cách phun nước vào dòng khí thải hoặc cho khí thải chứa SO2 đi qua lớp vật liệu đệm có tưới nước, còn được gọi là scrubber. Quá trình này nhằm mục đích để hấp thụ khí SO2 vào dung dịch nước.

Thu hồi SO2 và nước sạch: Sau khi khí SO2 đã được hấp thụ vào dung dịch nước, dung dịch này chứa SO2 và các chất khác. Tiếp theo, ta có thể tiến hành thu hồi SO2 từ dung dịch. Quá trình này có thể sử dụng các phương pháp như khử SO2 bằng hóa chất hoặc sử dụng quy trình khử trùng để tách riêng SO2 và nước sạch từ dung dịch đã hấp thụ.

Phương pháp hấp thụ SO2 bằng nước có thể áp dụng trong các nhà máy nhiệt điện, các công trình công nghiệp, và cả trong các hệ thống xử lý khí thải sinh hoạt. Quá trình này giúp loại bỏ SO2 khỏi khí thải, đồng thời cung cấp nước sạch để sử dụng lại hoặc xả thải an toàn vào môi trường.

Tuy nhiên, quá trình hấp thụ xử lý khí thải SO2 bằng nước cần được thiết kế và vận hành cẩn thận để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Cần lưu ý về việc xử lý và xả thải dung dịch chứa SO2 để tránh gây ô nhiễm và tác động đến môi trường.

Xử lý khí thải SO2 bằng đá vôi hoặc vôi nung

Phương pháp xử lý khí thải SO2 này được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp vì có công nghệ đơn giản, chi phí đầu tư thấp, sử dụng các vật liệu thông thường, không cần vật liệu chống axit, không chiếm nhiều diện tích xây dựng, đem lại hiệu quả xử lý cao. Bên cạnh đó, nguyên liệu sử dụng (đá vôi hoặc vôi nung) có giá thành rẻ và dễ dàng tìm thấy.

Quá trình xử lý SO2 bằng đá vôi hoặc vôi nung diễn ra qua các phản ứng hoá học sau:

Sử dụng đá vôi (CaSO3):

CaCO3 + SO2 → CaSO3 + CO2

Trong quá trình này, SO2 phản ứng với đá vôi tạo thành CaSO3 (canxit sunfit) và CO2 (khí cacbonic). Kết quả là SO2 được chuyển đổi thành các hợp chất canxi sunfit, làm giảm nồng độ SO2 trong khí thải.

Sử dụng vôi nung (CaO):

CaO + SO2 → CaSO3

Trong trường hợp này, vôi nung (canxit) phản ứng với SO2 tạo thành canxi sunfit ( CaSO3). Phản ứng này cũng có tác dụng giảm nồng độ SO2 trong khí thải.

Ngoài ra, canxi sunfit (CaSO3) có thể tiếp tục phản ứng với oxi (O2) trong không khí để tạo thành canxi sunfat (CaSO4) theo phương trình:

2CaCO3 + O2 → 2CaSO4

Quá trình này tạo ra canxit sunfat, một chất không gây ô nhiễm và ít độc hại hơn so với SO2 ban đầu.

Phương pháp xử lý khí thải SO2 bằng đá vôi hoặc vôi nung là một giải pháp hiệu quả và kinh tế để giảm thiểu ô nhiễm SO2 trong các quy trình công nghiệp. Công nghệ đơn giản và sử dụng nguyên liệu phổ biến giúp giảm chi phí và đảm bảo tính bền vững của quá trình xử lý SO2.

Xử lý khí thải SO2 bằng amoniac

Quá trình này thường được áp dụng trong các công nghiệp và nhà máy có lưu lượng khí thải lớn và yêu cầu xử lý kết hợp SO2 và amoniac.

Ưu điểm của phương pháp này bao gồm hiệu quả xử lý cao, khả năng chịu được nhiệt độ cao và khả năng xử lý lưu lượng khí thải lớn. Sử dụng amoniac giúp tạo ra phản ứng hoá học với SO2, giúp giảm thiểu nồng độ SO2 trong khí thải.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm. Một nhược điểm quan trọng là tạo ra lượng phế thải nhiều trong quá trình xử lý. Việc xử lý và xử lý phế thải amoniac đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt để đảm bảo an toàn và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Xử lý khí thải SO2 bằng kẽm oxit

Có hai phương pháp xử lý SO2 sử dụng kẽm oxit (ZnO):

Phương pháp kẽm oxit đơn thuần: Trong phương pháp này, khí thải chứa SO2 được đưa qua lớp kẽm oxit. Phản ứng hóa học xảy ra giữa SO2 và kẽm oxit, tạo thành kẽm sunfit (ZnSO3). Phương pháp này có thể giảm nồng độ SO2 trong khí thải.

Phương pháp kẽm oxit kết hợp Natri sunfit: Trong phương pháp này, trước khi khí thải chứa SO2 tiếp xúc với kẽm oxit, natri sunfit (Na2SO3) được phun vào khí thải. Natri sunfit tạo ra một môi trường kiềm, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng giữa SO2 và kẽm oxit.

Kết quả là kẽm sunfit (ZnSO3) và natri oxit (Na2O) được tạo ra. Phương pháp này cũng giúp giảm nồng độ SO2 trong khí thải.

Cả hai phương pháp trên đều sử dụng kẽm oxit (ZnO) để xử lý SO2. Kẽm oxit là một chất xúc tác hiệu quả trong quá trình hấp thụ SO2. Tuy nhiên, việc xử lý phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Phương pháp xử lý SO2 bằng kẽm oxit là một giải pháp tiềm năng để giảm ô nhiễm SO2 trong khí thải công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này cần được quản lý và vận hành chính xác để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả xử lý cao.

Xử lý SO2 bằng các chất hấp thụ hữu cơ

Có hai phương pháp xử lý SO2 sử dụng các hợp chất hấp thụ hữu cơ:

Quá trình sunfidin: Phương pháp này sử dụng chất hấp thụ hữu cơ có tên là sunfidin để hấp thụ SO2 trong khí thải. Sunfidin là một dạng chất lỏng, thường là một hỗn hợp của các amin hữu cơ.

Khi khí thải chứa SO2 đi qua sunfidin, phản ứng hóa học xảy ra giữa SO2 và sunfidin, tạo ra các hợp chất sunfit hữu cơ. Quá trình này giúp giảm nồng độ SO2 trong khí thải và loại bỏ chất gây ô nhiễm này.

Quá trình ASARCO: Phương pháp này sử dụng một loạt các hợp chất hấp thụ hữu cơ để xử lý SO2 trong khí thải. Các hợp chất này thường chứa amoni và các hợp chất amin hữu cơ.

Khi khí thải chứa SO2 đi qua hệ thống ASARCO, các hợp chất hấp thụ tương tác với SO2, tạo thành các hợp chất sunfit hữu cơ. Quá trình này giúp giảm nồng độ SO2 trong khí thải.

Cả hai phương pháp trên đều sử dụng các hợp chất hấp thụ hữu cơ để xử lý SO2. Các hợp chất này thường có tính chất hấp thụ cao và có khả năng tương tác với SO2 để loại bỏ chất gây ô nhiễm này.

 

Hệ thống Cyclon xử lý khí thải

Tại sao nên sử dụng hệ thống xử lý khí thải bằng Cyclon ?

Như chúng ta đã biết, không khí bị ô nhiễm sẽ dẫn đến những vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và mọi sinh vật trên trái đất. Nền công nghiệp của chúng ta đang ngày một phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là một lượng lớn khí thải độc hại và bụi được xả ra môi trường không khí. Điều này gây ảnh hưởng hết sức nặng nề cho bầu khí quyển xung quanh chúng ta.
Chính vì những vấn đề này mà các nhà máy, các khu công nghiệp cần phải chú trọng vào vấn đề xử lý khí thải, bụi khí trước khi thải ra môi trường sống. Các nhà máy sản xuất hiện nay đều hướng đến các thiết bị, hệ thống xử lý khí hiện đại, các hệ thống đó phải đáp ứng được hiệu năng xử lý và tiết kiệm chi phí ở mức tối đa cho doanh nghiệp. Một trong những công nghệ điển hình được áp dụng rộng rãi nhất trong vấn đề xử lý khí bụi đó là hệ thống Cyclon. Hệ thống xử lý khí thải và bụi này hoạt động theo nguyên tắc sử dụng lực li tâm để tách một lượng lớn khói bụi ra khỏi hỗn hợp khí thải.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý khí bụi Cyclon

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống Cyclon

Không khí lẫn bụi và khí độc được dẫn vào thiết bị xử lý Cyclon theo phương tiếp tuyến với ống trụ và được cho chuyển động xoáy tròn hướng xuống dưới. Khi dòng khí gặp phiễu sẽ bị đẩy ngược lên và chuyển động xoáy trong ống trụ của thiết bị. Trong quá trình này, dòng khí trong cyclon sẽ chuyển động liên tục và các hạt bụi dưới tác dụng của lực li tâm sẽ va vào thành thiết bị, mất quán tính và rơi xuống dưới đáy của hệ thống.
Do cấu tạo khá đơn giản và dễ vận hành nên hệ thống lọc bụi này được áp dụng rất nhiều cho các doanh nghiệp có nhu cầu xử lý bụi và khí thải. Những ưu điểm vượt trội của hệ thống này trong việc xử lý khí bao gồm:

  • Công suất hoạt động rất lớn, có thể hoạt động liên tục và có hiệu quả tuyệt đối để lọc các loại bụi thô.
  • Khả năng lọc được một lượng lớn khói bụi và khí độc trước khi xả ra môi trường.
  • Cấu tạo đơn giản, dễ dàng thi công và vận hành.
  • Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả cao.
  • Có thể xử lý với mọi loại khí thải kể cả các loại khí thải có nhiệt độ cao.

Hiện nay, công nghệ xử lý khí thải áp dụng hệ thống xử lý cyclon rất phù hợp đối với các ngành công nghiệp trong và ngoài nước, điển hình như các nhà máy sản xuất bột giấy, sản xuất xi măng, chế biễn gỗ và các sản phẩm từ gỗ…

Chugai Technos Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ đo lường và phân tích môi trường đa dạng cho nhà máy điện rác, nhà máy sản xuất công nghiệp. Điều này bao gồm việc đo lường và phân tích khí thải từ quá trình đốt cháy, đặc biệt là khí dioxin và furan, NOx, SOx, bụi và thành phần bụi … phát sinh nếu quá trình đốt để đảm bảo tuân thủ các quy định môi trường, đồng thời phân tích chất lượng nước thải từ quá trình sản xuất và xử lý. Chúng tôi cũng thực hiện đánh giá chi tiết về tác động của các loại chất thải đặc biệt từ nhà máy đến môi trường đất và môi trường nước. Qua đó, chúng tôi cam kết cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy để hỗ trợ các nhà máy duy trì và nâng cao chất lượng môi trường.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu về quan trắc, đo lường và phân tích khí thải, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ.

 

Xử lý khí thải hơi hàn thiếc

Tổng quan về hơi hàn thiếc

Solder flux, thường được gọi tắt là flux, là chất trợ hàn, thường được sử dụng trong quá trình hàn thiếc. Đây là loại hoá chất hỗ trợ giúp các công đoạn hàn thiếc trở nên dễ dàng và tạo ra mối hàn chất lượng hơn. Sản phẩm flux chủ yếu có dạng nước hoặc kem.

Trong quá trình hàn, hơi thiếc và hơi flux được tạo ra. Để kiểm soát quá trình này, chúng được thu gom thông qua hệ thống chụp hút. Cụ thể, có thể sử dụng chụp hút cục bộ tại các vị trí hàn để thu gom hơi thiếc và hơi flux tại chỗ. 

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng chụp hút lớn được đặt phía trên để thu gom chung hơi thiếc và hơi flux từ nhiều vị trí hàn khác nhau.

Việc thu gom, xử lý khí thải hơi hàn thiếc và hơi flux không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của người làm việc mà còn đảm bảo môi trường làm việc an toàn và sạch sẽ.

Công nghệ xử lý khí thải hơi hàn thiếc

Xử lý khí thải hơi hàn thiếc thường được thực hiện thông qua phương pháp hấp phụ như sau:

Khí thải tại các vị trí phát sinh được thu gom thông qua chụp hút và đưa qua các ống dẫn đến thiết bị xử lý sử dụng than hoạt tính, được hút bởi quạt ly tâm.

Tại thiết bị xử lý, khí thải tiếp xúc với bề mặt than hoạt tính, qua đó quá trình hấp phụ diễn ra. Hơi khí thải được giữ lại trên bề mặt vật liệu thông qua lực liên kết phân tử và liên kết hidro.

Than hoạt tính có khả năng hấp phụ cao và có thể tác động rộng rãi, bao gồm khử mùi, hấp phụ các hơi hữu cơ, hơi nhựa thông, và các loại khí thải khác. Hiệu quả xử lý bằng than hoạt tính thường đạt từ 95% đến 98%, giúp khí sạch được xả ra môi trường.

Cấu tạo và hoạt động hệ thống:

  • Chụp hút, quạt hút và hệ thống đường ống thu gom và hút khí thải chưa qua xử lý vào tủ than hoạt tính.
  • Đường ống dẫn khí từ các vị trí phát sinh đến thiết bị xử lý.
  • Thiết bị lọc chứa than hoạt tính, khí thải thông qua đường ống được dẫn vào tủ than hoạt tính. Tại đây, các chất ô nhiễm sẽ bám vào bề mặt của vật liệu lọc. Khi lượng chất ô nhiễm tích tụ đủ dày, quá trình lọc sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, cần ngưng khí thải đi qua và thay thế lớp vật liệu lọc.
  • Thường, vật liệu hấp phụ than hoạt tính cần được thay thế định kỳ, ví dụ như mỗi 6 tháng một lần. Sau khi thay thế, than hoạt tính cũng cần được thu gom và xử lý tương tự như chất ô nhiễm.

Trên thực tế, hoạt động của hệ thống xử lý khí thải hơi hàn thiếc và hơi flux tại các đơn vị sản xuất tương tự thường tuân theo các bước như trên, bao gồm việc thay thế vật liệu hấp phụ than hoạt tính định kỳ và xử lý chất ô nhiễm cùng với chất thải nguy hại.

Xử lý khí thải hơi hàn thiếc lẫn hơi flux

Xử lý khí thải hơi hàn thiếc kết hợp với hơi flux thường được thực hiện bằng cách kết hợp hai phương pháp: hấp thụ và hấp phụ. Điều này là do tính kết dính của hơi flux, khiến nó có thể gây tắc nghẽn tại lớp than hoạt tính nếu chỉ sử dụng phương pháp hấp phụ.

Quy trình công nghệ như sau:

Tầng 1: Hấp thụ

  • Khí thải tại các vị trí phát sinh được thu gom bằng chụp hút và đưa xuống từng vị trí.
  • Khí thải được đưa qua một tầng hấp thụ sử dụng dung dịch hấp thụ. Dung dịch này được phân phối đều bằng các béc phun chuyên dụng để tránh tắc nghẽn.
  • Trong tầng hấp thụ, khí thải tương tác với dung dịch hấp thụ, gây ra các phản ứng hóa học và chất ô nhiễm trong khí thải được hấp thụ vào dung dịch.

Tầng 2: Hấp phụ bằng than hoạt tính

  • Tầng hấp thụ sau đó đưa khí thải còn chứa hơi flux và các chất ô nhiễm khác đến tầng hấp phụ.
  • Tại tầng hấp phụ, sử dụng than hoạt tính để hấp phụ hơi thiếc và các chất ô nhiễm còn lại. Các chất này bám vào bề mặt của than hoạt tính thông qua lực liên kết phân tử và liên kết hidro.

Cấu tạo và hoạt động hệ thống:

  • Chụp hút, quạt hút và hệ thống ống đường: Dùng để thu gom và hút khí thải chưa qua xử lý về tủ than hoạt tính.
  • Đường ống: Dẫn khí từ các vị trí phát sinh đến thiết bị xử lý.
  • Thiết bị lọc: Gồm 3 phần – tầng hấp thụ, bộ phân tách mù và tầng hấp phụ. Việc thiết kế hệ thống phải được tính toán kỹ để đảm bảo hiệu quả xử lý khí thải.

Đánh giá hệ thống xử lý khí thải hơi hàn thiếc

Ưu điểm của hệ thống xử lý khí thải hơi thiếc và hơi flux:

  • Đạt tiêu chuẩn xả thải: Hệ thống này đảm bảo rằng khí thải ra ngoài môi trường đáp ứng tiêu chuẩn xả thải hiện hành.
  • Giảm chi phí đầu tư: Thiết kế hệ thống xoay quanh việc giảm chi phí đầu tư, đảm bảo hiệu suất xử lý cao trong khi duy trì mức đầu tư thấp. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực và tài chính khi triển khai hệ thống.
  • Giảm chi phí vận hành: Thiết kế hướng đến việc giảm chi phí vận hành, đảm bảo rằng quá trình xử lý diễn ra hiệu quả và ít gây tắc nghẽn hoặc sự cố, giúp giảm tải công tác bảo trì và tăng khả năng hoạt động liên tục của hệ thống.
  • Lựa chọn vật liệu phù hợp: Sự đa dạng trong lựa chọn vật liệu cho phép hệ thống phù hợp với tính chất cụ thể của khí thải và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và ổn định.

Nhược điểm của hệ thống xử lý khí thải hơi hàn thiếc có thể là:

  • Phức tạp trong thiết kế: Khi kết hợp nhiều phương pháp xử lý như hấp thụ và hấp phụ, quá trình thiết kế có thể trở nên phức tạp và đòi hỏi kiến thức sâu rộng về cả hai phương pháp để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của hệ thống.
  • Tính chất tương tác: Hơi flux có tính chất kết dính, có thể gây tắc nghẽn tại lớp than hoạt tính hoặc ống dẫn trong quá trình xử lý. Việc quản lý và bảo trì để tránh tắc nghẽn là một thách thức.

Tuy nhiên, với sự tập trung vào việc giảm chi phí đầu tư và vận hành, lựa chọn vật liệu phù hợp và quản lý hiệu suất, những ưu điểm của hệ thống xử lý này vẫn nổi bật hơn nhược điểm và đáp ứng nhu cầu xử lý khí thải hơi hàn thiếc một cách hiệu quả và bền vững.

Xử lý khí thải lò đốt bằng nhiên liệu hóa thạch và gỗ

1. Thành phần, tính chất khí thải đốt bằng nhiên liệu hóa thạch và gỗ

Các hợp chất ở dạng khí sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và gỗ. Là những chất ở điều kiện thông thường tồn tại dưới dạng khí như: CO, CO2, NOx, SOx, Cl2

Khí lưu huỳnh dioxit (SO2): 

Khí lưu huỳnh dioxit là loại chất ô nhiễm phổ biến nhất, sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và gỗ, cũng như trong sinh hoạt của con người

Tính chất vật lý:

Ở điều kiện thường, SO2 là chất khí không màu, mùi xốc, gây ho, nặng gấp 2 lần không khí (d = 2,2). SO2 hóa lỏng không màu ở -100C, hóa rắn thành tinh thể trắng ở 750C. SO2 tan nhiều trong nước (1 thể tích nước ở 200C hào tan được 40 thể tích SO2).

Tính chất hóa học:

Lưu huỳnh dioxit là oxit axit. Tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuro (H2SO3) không bền, dễ phân hủy thành H2O và SO2. SO3 tác dụng với bazo tạo hai loại muối: muối trung hòa và muối axit. SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxy hóa.

Oxit nitơ:

Oxit nitơ có tất cả 6 loại ổn định: N2O, NO, NO2, N2O3, N2O4 và N2O5  và loại oxit nitơ không ổn định là NO3. Riêng 3 loại NO, NO2 và N2O4 được hình thành trong quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các lò nung, lò hơi…

Tính chất vật lý:

Với mỗi loại hợp chất của oxit nitơ thì tính chất vật lý của nó cũng sẽ khác nhau khác nhau.

Tính chất hóa học: 

Tất cả các hợp chất oxit nitơ đều có tính khử và tính oxy hóa, tuy nhiên tùy vào tính chất của từng loại hợp chất mà tính khử, tính oxy hóa mạnh yếu khác nhau.

Hơi nước (H2O):

Hơi nước được sinh ra trong khí, khi sử dụng tháp hấp thụ và tháp giải nhiệt khí thải trong quá trình tiền xử lý khí thải trước khi vào tháp hấp phụ.

Hình ảnh lò hơi đốt củi

2. Xử lý khí thải lò đốt bằng phương pháp hấp phụ

Quá trình hấp phụ là quá trình phản ứng của khí lên trên bề mặt chất rắn. Người ta áp dụng phương pháp hấp phụ để làm sạch khí được sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu. 

Quá trình hấp phụ được thực hiện bằng cách cho dòng khí đi qua vật liệu hấp phụ.

Vật liệu dùng để làm chất hấp phụ là các vật liệu xốp với diện tích bề mặt bên trong lớn và có khả năng hấp phụ các chất ô nhiễm trong khí thải

Vật liệu hấp phụ được tạo thành do nhân tạo hoặc trong tự nhiên.

Trong công nghiệp hay dùng các chất hấp phụ như: than hoạt tính, silicagel, keo nhôm, zeolit và ionit chất trao đổi ion và các chất hấp phụ tự nhiên.

Ưu điểm của tháp hấp phụ: 

Sơ đồ hệ thống đơn giản.

Có thể làm việc với khí thải có nhiệt độ cao.

Xử lý được khí thải có nồng độ tương đối cao.

Hiệu quả xử lý cao 80% – 90%.

Mang lại hiệu quả kinh tế cao vì ít tốn kém chi phí.

3. Vật liệu hấp phụ trong hệ thống xử lý khí lò đốt

Các chất hấp phụ thông thường là những loại vật liệu có cấu tạo dạng hạt, đường kính giao động từ 6 – 10 mm đến 200µm và có độ rỗng lớn. 

Yêu cầu của các chất hấp phụ là vật liệu phải có khả năng hấp phụ cao, phạm vi tác dụng của chất hấp phụ rộng. Ngoài ra các loại vật liệu này phải có độ bền cơ học cần thiết, khả năng hoàn nguyên dễ dàng và giá thành rẻ.

  • Than hoạt tính:

Là một chất hấp phụ dạng thể rắn; xốp không phân cực, chất này có bề mặt riêng rất lớn. 

Đối với than hoạt tính khi đã hấp phụ no, không còn hấp phụ được nữa thì ta có thể tái sinh bằng hơi nước và sử dụng lại. Khi ở trong môi trường nhiệt độ cao các chất hữu cơ cũng như các phân tử axit bay hơi và tách khỏi bề mặt của than.

  • Silicagel:

Silicagel tồn tại ở dạng gel của anhydrite axit silisic, chất này có cấu trúc lỗ xốp. Bề mặt của gel là các nhóm hydroxyl (OH) và nó quyết định tính chất hấp phụ của silicagel.

Silicagel rất dễ dàng hấp phụ các chất dễ phân cực cũng như các chất có thể tạo với hydroxyl các liên kết kiểu cầu hydro. Đối với những chất không phân cực, sự hấp phụ trên silicagel chủ yếu là tác dụng của lực mao dẫn trong các lỗ xốp nhỏ.

  • Zeolit:

Zeolit là một hợp chất aluminosilicat có tinh thể. Tính chất đặc trưng của Zeolit phụ thuộc vào tỉ lệ Si và Al và mức độ tinh thể của sản phảm cuối cùng. Đồng thời nó còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cation kim loại khác được nhận thêm vào trong quá trình hình thành nên sản phẩm.

Trong công nghiệp ngày nay dùng phổ biến nhất là các zeolit A và zeolit X. Các zeolit này đều có ưu điểm là tinh hấp phụ khá tốt và tương đối chọn lọc.

  • Các chất hấp phụ tự nhiên.

Trong tự nhiên có nhiều khoáng chất có tính hấp phụ như sét, bentonit, diatomit… Các hợp chất trên muốn xử lý khí cần có biện pháp phù hợp cho từng loại. Ưu điểm lớn nhất của các chất hấp phụ tự nhiên đó là chúng có giá thành thấp hơn so với chất hấp phụ nhân tạo.

 

Xử lý khí thải bằng phương pháp hoá học: Hấp thụ và hấp phụ

Các phương pháp làm sạch khí thải rất đa dạng, khác nhau về cấu tạo thiết bị cũng như về công nghệ làm sạch. Phương pháp làm sạch chất thải được lựa chọn theo khối lượng và thành phần chất thải. Ngoài ra nó còn được lựa chọn trên cơ sở so sánh phân tích tính kinh tế – kỹ thuật. Để đạt được hiệu quả xử lý khí thải cao cần phải sử dụng phối hợp đồng thời nhiều phương pháp và thiết bị lọc khác nhau. Nhằm bảo vệ môi trường một trong những cách xử lý khí thải khá hiệu quả và triệt để góp phần bảo vệ môi trường đó là xử lý khí thải bằng phương pháp hóa học. 

Thực hiện tương tác hóa học nhằm chuyển các khí độc thành các sản phẩm ít độc hại hơn nhờ các chất xúc tác đặc biệt. Được thực hiện trong các thiết bị phản ứng.

Vai trò của phương pháp hóa học trong xử lý khí thải

Giúp làm tăng các phản ứng hóa học trong xử lý khí thải.

Cụ thể của việc xử lý này có hai vấn đề: Chuyển C, CO, COV về CO2 không độc bằng phản ứng oxy hoá, nghĩa là đốt cháy với sự có mặt của O2. Chuyển NOx về O2 và N2, là phản ứng khử ngược lại với phản ứng trên. Hai quá trình này phải thực hiện đồng thời. Vì thế, phải tìm một “khoảng” cho phép để chỉnh nồng độ oxy sao cho cả hai quá trình đều cùng thực hiện được, đồng thời tìm chất xúc tác thích hợp.

Trong công nghiệp luyện kim đen, sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy khí thải thường chứa CO, người ta thường sử dụng xúc tác chứa 0.3% Pt mang trên oxit nhôm. Các hợp chất hữu cơ là thành phần chủ yếu có trong khí thải của nhà máy sản xuất chất dẻo, thuốc kháng sinh, andehyt phatalic, dây chuyền sơn…Xúc tác thường được sử dụng ở đây là Pt, Pd và Rh. Pt và Pd thường được mang trên Al2O3 để oxy hóa các alkan. Các xúc tác trên cơ sở Pd có hoạt tính cao trong phản ứng oxy hóa CO giá thành lại thấp hơn Pt . Pt có hoạt độ cao nhất cho oxy hóa propan ở 500oC, trong khi Pd là xúc tác tốt hơn cho quá trình oxy hóa ethan, methan và các olefin. Rh có hoạt độ thấp nhất trong phản ứng oxy hóa propan, nhưng khi kết hợp với Pt sẽ tạo thành vật liệu xúc tác tốt nhất cho phản ứng oxy hóa và khử các NOx.

Phương pháp hóa học là quá trình các khí bị hấp phụ do có phản ứng hóa học với vật liệu hấp phụ, lực liên kết phân tử trong trường hợp này mạnh hơn ở hấp phụ vật lý. Do vậy lượng nhiệt tỏa ra lớn hơn, và  năng lượng cần nhiều hơn.

Bên cạnh đó còn sử dụng các chất hóa học như: nước, các dung dịch bazơ: KOH, NaOH, Na2CO3 , K2CO3 , Ca(OH)2 , CaCO3…để  hấp thụ khí bằng chất lỏng (hóa chất) và là quá trình chuyển các phân tử khí cần xử lý vào trong pha lỏng nhờ quá trình hòa tan các chất hóa học khi chúng tiếp xúc với nhau.

Các quá trình trên tạo nên quy trình xử lý khí thải bằng phương pháp hóa học.

Các phương pháp xử lý khí thải bằng phương pháp hóa học

Như vậy xử lý khí thải bằng phương pháp hóa học thực chất là phương pháp xử lý áp dụng phương pháp hấp thụ hóa hóc và hấp phụ hóa học đối với các thiết bị xử lý.

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ

Hấp thụ khí thải bằng phương pháp hóa học là phương pháp sử dụng chất lỏng, rắn để làm nguyên liệu hấp thụ khí độc từ quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy. Đây là quá trình chuyển các chất khí độc hại cần xử lý vào trong pha lỏng. Nhờ quá trình hòa tan nên làm chúng tiếp xúc với nhau. Trong quá trình hấp thụ có xảy ra phản ứng hóa học.

Kỹ thuật xử lý khí thải bằng quá trình hấp thụ còn được sử dụng rộng rãi để khử ẩm trong không khí, các khí độc hại và có mùi trong khí thải. Nó giúp thu hồi các loại hơi, khí sạch lẫn trong không khí hoặc khí thải.

Hình ảnh cơ chế xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ

Cơ chế của kỹ thuật xử lý bằng phương pháp hấp thụ bao gồm 3 bước: 

  • Bước 1: Sự khuếch tán các phân tử chất ô nhiễm thể khí trong khối khí thải đến bề mặt của dung dịch hấp thụ.
  • Bước 2: Sự thâm nhập và hòa tan chất khí vào bề mặt của dung dịch hấp thụ.
  • Bước 3: Sự khuếch tán chất khí đã hòa tan trên bề mặt ngăn cách vào sâu trong lòng chất lỏng hấp thụ.

Trong quá trình hấp thụ, các phần tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rắn và làm sạch. Những chất khí độc hại bị giữ lại gọi là chất bị hấp thụ.

Các hoạt động khử ẩm trong không khí, khử khí độc hại và mùi trong khí thải, thu hồi các loại hơi, khí có giá trị được gọi là quá trình hấp thụ.

Các chất hấp thụ thường dùng:

  • Nước (H2O)
  • Các dung dịch bazo: KOH, NaOH, Na2CO3, K2CO3, Ca(OH)2, CaCO3,…
  • Monoetanolamin (OHCH2CH2NH2), Dietanolamin( R2– NH), tritanolamin (R3– NH).

Ứng dụng của phương pháp xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ bằng phương pháp hóa học để:

  • Xử lý các khí thải ô nhiễm.
  • Phương pháp hấp thụ xử lý được khí thải với lưu lượng phát thải lớn.
  • Phương pháp hấp thụ thường dùng xử lý các khí SOx, HCl, H2S, HF, Cl2, NOx, axeton,…
  • Thu hồi được các chất đề tuần hoàn hoặc chuyển sang công đoạn sản xuất khác.

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ

Hấp phụ là hiện tượng các phân tử khí, lỏng, ion được giữ lại trên bề mặt phân cách pha. Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ là quá trình xử lý dựa trên sự phân ly khí bởi ái lực của một số chất rắn với một số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí, trong quá trình đó các phân tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên vật liệu rắn. Việc ứng dụng phương pháp hấp phụ để xử lý nguồn khí có hàm lượng tạp chất khí và hơi nhỏ, để làm sạch và sấy khô không khí, tách các hỗn hợp khí hay hơi tạo thành từng phân tử, tiến hành quá trình ảnh hưởng dị thể trên bề mặt.

Vật liệu rắn được sử dụng trong quá trình này gọi là chất hấp phụ (adsorbent).

Chất khí bị giữ lại trong chất hấp phụ được gọi là chất bị hấp phụ (adsorbate).

Hấp phụ khí thải bằng phương pháp hoá học là phương pháp mà các chất khí bị hấp phụ do có phản ứng hóa học với vật liệu hấp phụ, lực liên kết phân tử trong trường hợp này mạnh hơn ở hấp phụ vật lý. Do vậy lượng nhiệt toả ra lớn hơn, và cần năng lượng nhiều hơn.

Hình ảnh cơ chế xử lý khí thải bằng tháp hấp phụ

Cơ chế của quá trình xử lý bằng phương pháp hấp phụ bao gồm 3 bước:

Khi tiến hành hấp phụ ở tháp 1: Khí thải được đưa vào ở phía dưới tháp (mở van 6 và đóng van 5). Khí đi qua lớp vật liệu hấp phụ được gia nhiệt để tăng khả năng hấp phụ, ở đây các khí cần xử lý bị giữ lại ở lớp vật liệu. Khí sạch ra ngoài theo đường ống có van (van 2 mở, van 1 đóng).

Trong khi tháp 1 thực hiện quá trình hấp phụ thì tháp 2 tiến hành hoàn nguyên vật liệu: Hơi nước được đưa vào tháp 2 theo hướng từ trên xuống (van 3 mở, van 1 đóng). Hơi nước đi qua lớp vật liệu sẽ cuốn theo chất ô nhiễm ra ngoài đến thiết bị ngưng tụ, tách nước khỏi chất ô nhiễm, và khí ô nhiễm sẽ tiếp tục được xử lý.

Khi vật liệu ở tháp 1 đã hết khả năng hấp phụ thì tiến hành hoàn nguyên vật liệu và tiến hành hấp phụ ở tháp 2.

Giải hấp: Sự khử hấp phụ là giai đoạn quan trọng của chu trình hấp phụ, khẳng định tính kinh tế của quá trình làm sạch khí thải. Quá trình này nhằm khôi phục lại hoạt tính vốn có của chất hấp phụ và chính là quá trính hấp phụ ngược.

Ứng dụng của phương pháp xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ hóa học dùng để xử lý khí ô nhiễm có đặc điểm:

  • Không cháy được hoặc khó cháy.
  • Có giá trị và cần thu hồi.
  • Có nồng độ thấp trong khí thải mà các quá trình khác không áp dụng được.
  • Dùng để hấp phụ NH3, SO2, Cl2, hơi thủy ngân,…

Ưu điểm của xử lý khí thải bằng phương pháp hóa học.

  • Phương pháp này giúp xử lý các khí thải ô nhiễm.
  • Giúp xử lý được khí thải với lưu lượng phát thải lớn.
  • Phương pháp này giúp xử lý được các khí SOx, HCl, H2S, HF, Cl2, NOx, axeton,…
  • Xử lý khí thải hiệu quả cao.

Việc áp dụng xử lý khí thải phương pháp hóa học là một phương pháp tiên tiến hiệu quả, đem đến cho con người cũng như trái đất một bầu không khí trong lành, tránh được các tác nhân gây hại. Với những thông tin về phương pháp hóa học trong xử lý khí thải hi vọng sẽ có được những tham khảo bổ ích cho cách xử lý khí thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường.

 

Quan trắc khí thải lò hơi

Quan trắc khí thải lò hơi nhằm đánh giá những tác động xấu đến môi trường từ hoạt động xả khí thải này, nhằm có biện pháp khắc phục triệt để, giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các thiết bị khoa học, công nghệ được ứng dụng ngày càng nhiều. Với ngành công nghiệp, máy móc đã thay thế sức lao động của con người, mang đến năng suất lao động vượt trội. Tuy nhiên, cùng với đó là những tác động xấu đến môi trường cần được tiến hành và xử lý triệt để.

Sự cần thiết của việc quan trắc khí thải từ lò hơi

Khí thải từ lò hơi được tạo ra trong các nhà máy sản xuất nước ngọt, bánh kẹo… để tạo nhiệt độ với nhiều loại khác nhau. Mỗi loại khí thải ảnh hưởng đến môi trường theo cách cần phải kiểm soát trong quá trình quan trắc khí thải từ lò hơi.

Với lò hơi đốt gỗ, khí thải thường chứa các loại khí như CO2, N2, CO cùng với tro bụi từ quá trình đốt chưa hoàn toàn. Bụi thải có kích thước hạt khoảng 50 um, nồng độ cho phép dao động từ 200-500 mg/m3. Nếu vượt quá mức này, cần kiểm tra và xử lý ngay.

Với lò hơi đốt than, khí thải chủ yếu là CO2, CO, NOx và SO2. Lượng lưu huỳnh trong than khoảng 0.5 %, SO2 khoảng 1.333 mg/m3. Nếu vượt quá mức cho phép, cần xử lý.

Với lò hơi sử dụng dầu FO, chất thải bao gồm CO2, CO, NOx, SO2 và SO3 cùng với chút tro bụi.

Các hoạt động của lò hơi diễn ra thường xuyên và liên tục trong thời gian dài, dẫn đến việc có thể vượt quá mức cho phép của khí thải. Do đó, cần thực hiện việc đo đạc và quan trắc khí thải từ lò hơi thường xuyên, đều đặn để đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường.

Chúng tôi giúp gì cho đơn vị về dịch vụ Quan trắc khí thải lò hơi 

Với kinh nghiệm lâu năm trong mọi lĩnh vực kiểm định, chứng nhận, quan trắc, là đối tác tin cậy của các doanh nghiệp, Chugai Technos đảm bảo hỗ trợ đơn vị đối tác uy tín, có năng lực thực hiện được các hoạt động Quan trắc khí thải lò hơi theo đúng quy định của luật bảo vệ môi trường.

Theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

Theo thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ TN & MT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Cùng nhiều văn bản quy định hiện hành khác.

Khi tiến hành Quan trắc khí thải lò hơi, chúng tôi đảm bảo đo đạc tự động liên tục các thành phần ô nhiễm khí thải, thực hiện lưu trữ tại chỗ và trên phần mềm đồng thời kết nối tới Sở TN&MT theo quy định. Các thông số cần quan trắc theo Thông tư của Bộ gồm lưu lượng; bụi tổng; nhiệt độ; các khí SO2; NO2. Với sự cần thiết của hoạt động Quan trắc khí thải lò hơi này, chúng tôi tiến hành tư vấn, lắp đặt trạm quan trắc đảm bảo vận hành đúng tiêu chuẩn, đáp ứng mọi yêu cầu về pháp luật môi trường.

Chugai Technos Việt Nam rất vinh dự khi được sự tin tưởng của các nhà thầu lớn đầu ngành tronh lĩnh vực lò hơi như Babcock & Wilcox và IHI về công tác đo kiểm lò hơi của các dự án nhiệt điện, lò hơi công nhiệp.

Về đo kiểm đường ống, chúng tôi có hệ thống Scale Checker kiểm tra cáu cặn đường ống. Được phát triển hoàn toàn từ nguồn lực Tập Đoàn Chugai Technos.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu quan trắc khí thải lò hơi, phân tích cấu trúc và thành phần vật liệu, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để được hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc.

Kiểm định nồi hơi – những lưu ý cần biết khi thực hiện

Theo Thông tư 36/2019/TT- BLĐTBXH ban hành về danh mục các loại máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Quy định kiểm định nồi hơi là yêu cầu bắt buộc đối với mọi tổ chức/ doanh nghiệp vận hành và sử dụng thiết bị.

1. Kiểm định nồi hơi là gì?

Kiểm định nồi hơi (lò hơi) là quá trình đánh giá sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị. Các thiết bị nồi hơi cần kiểm định an toàn:

  • Nồi hơi đun điện
  • Nồi đun nước nóng

2. Tiêu chuẩn – Quy chuẩn kiểm định nồi hơi

Tổ chức kiểm định sẽ thực hiện kiểm định lò hơi dựa trên các tiêu chuẩn và quy chuẩn tương ứng mà Nhà nước ban hành:

  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
  • QTKĐ 01:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115 độ C;
  • TCVN 7704: 2007: Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;
  • TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992): Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước);
  • TCVN 6008:2010: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

3. Lý do bắt buộc phải kiểm định lò hơi?

Đối với các thiết bị máy móc gây mất an toàn sức khỏe đến con người cần phải kiếm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định trong thời gian sử dụng và kiểm định sau sự cố. Dưới đây là những lý do doanh nghiệp cần phải kiểm định nồi hơi:

  • Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành lò hơi;
  • Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn;
  • Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra;
  • Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng.

4. Khi nào cần kiểm định kỹ thuật nồi hơi?

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước. Thông thường chu kỳ kiểm định an toàn nồi hơi là 2 năm/lần.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường. Đây Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

             – Khi sử dụng lại các nồi hơi và nồi đun nước nóng đã dừng hoạt động từ 12 tháng trở lên;

             – Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi và nồi đun nước nóng:

             – Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;

             – Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

5. Quy trình kiểm định an toàn nồi hơi – lò hơi

Quá trình kiểm định an toàn lò hơi được thực hiện qua các bước cơ bản sau:

Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật, nhật ký vận hành, bảo trì và sửa chữa

  • Hồ sơ xuất xưởng để ghi nhận các thông tin ban đầu về thiết bị mà nhà sản xuất đã công bố
  • Kiểm tra nhật ký vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nồi hơi

Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong nồi hơi

  • Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học do biến đổi nhiệt hoặc cơ khí.
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt
  • Kiểm tra hệ thống nước cấp, thoát nước của nồi hơi. Hệ thống khói thải.
  • Kiểm tra khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy (NDT).

Thử nghiệm áp suất

Chỉ thử nghiệm áp suất khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu. Thời hạn thử không quá 6 năm/1 lần.

Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm

Các cơ cấu bảo vệ an toàn, các thiết bị đo lường gắn trên nồi hơi phải được tháo ra và kiểm định khi kiểm định nồi hơi:

  • Kiểm định van an toàn
  • Áp kế
  • Thiết bị đo mức
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị

Kiểm tra vận hành lò hơi

Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên được coi là đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị phụ trợ, các cơ cấu an toàn… tiến hành chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.

6. Hình thức xử lý vi phạm trong kiểm định chất lượng nồi hơi như thế nào?

Như trình bày ở trên nồi hơi, lò hơi là thiết bị nằm trong danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động và bắt buộc phải kiểm định được quy định tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH. Do đó, nếu không thực hiện kiểm định thì người, tổ chức nào vi phạm, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Chugai Technos Việt Nam rất vinh dự khi được sự tin tưởng của các nhà thầu lớn đầu ngành tronh lĩnh vực lò hơi như Babcock & Wilcox và IHI về công tác đo kiểm lò hơi của các dự án Nhiệt Điện, lò hơi công nhiệp.

Về đo kiểm đường ống, chúng tôi có hệ thống Scale Checker kiểm tra cáu cặn đường ống. Được phát triển hoàn toàn từ nguồn lực Tập Đoàn Chugai Technos.

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu phân tích cấu trúc và thành phần vật liệu, hãy gọi ngay đến Hotline: 0909-714-566 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để Chugai Technos nhanh chóng liên hệ để giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ.