Thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Tổng quan về Báo cáo đánh giá tác động môi trường

a) Khái niệm

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, nhận dạng, đánh giá dự báo tác động môi trường đối với các dự án để đưa ra các giải pháp xử lý các nguồn chất thải trước khi thải ra môi trường nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, việc đánh giá này vô cùng quan trọng bắt buộc những cơ sở, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất có xả các chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường.

b) Đối tượng thực hiện Đánh giá tác động môi trường

Các dự án đầu tư Nhóm I được quy định tại Khoản 3, Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường 2020;

Các dự án đầu tư Nhóm II được quy định tại các Điểm c, d, đ và e Khoản 4, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020;

Những đối tượng thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

2. Nội dung của Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

Nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được quy định tại Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 (Hiệu lực 01/01/2022) bao gồm:

– Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, căn cứ pháp lý, kỹ thuật, phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);

– Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với các dự án quy hoạch, những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khác;

– Đánh giá khả năng tác động xấu đến môi trường cả dự án;

– Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học, hiện trạng môi trường, các đối tượng bị tác động, thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn dự án đầu tư;

– Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;

– Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;

– Biện pháp giảm thiểu, cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có), phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có);

– Chương trình quản lý và giám sát môi trường;

– Kết quả tham vấn;

– Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

3. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Theo Điều 35, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 (Hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022) quy định về cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sau đây, trừ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này:

a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh: tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình.

 

Share this post