Tổng quan về nhà máy nhiệt điện LNG ở Việt Nam
1. Các kiến thức cơ bản về LNG
LNG là khí thiên nhiên hóa lỏng, có thành phần chủ yếu là CH4 (Methane), không màu, không mùi, không độc hại, và được làm lạnh tại nhiệt độ -162ºC để chuyển sang thể lỏng, chiếm 1/600 thể tích so với khí tự nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn.
Khi cháy, LNG tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ rất cao và không để lại cặn, giúp các thiết bị và máy móc an toàn hơn, giảm hao mòn và tăng tuổi thọ.
LNG khi đốt cháy tạo ra ít lượng khí thải CO2 hơn so với than đá và dầu mỏ.
LNG được sản xuất và phân phối thông qua quy trình khai thác khí thiên nhiên, loại bỏ tạp chất, làm lạnh để hóa lỏng, và sau đó được vận chuyển đến các địa điểm tiêu thụ thông qua đường ống hoặc bồn chuyên dụng.
2. Sơ đồ sản xuất điện bằng LNG (cơ bản)
3. Sơ đồ sản xuất điện bằng LNG (tua-bin khí chu trình hỗn hợp)
Bước 1: Khí được nén và thổi vào buồng đốt.
Bước 2: Khí và nhiên liệu được đốt trong buồng đốt, tạo ra dòng khí nóng và áp suất tăng. Một phần dòng khí tham gia quá trình cháy, phần còn lại được sử dụng để làm mát turbine.
Bước 3: Năng lượng từ dòng khí nóng được chuyển đổi thành động năng để quay turbine, từ đó dẫn động máy phát điện.
Bước 4: Khí thoát khỏi turbine được dẫn đến HRSG để thu hồi nhiệt và tạo hơi nước.
Bước 5: Hơi nước có áp suất và nhiệt độ cao được dùng để quay turbine hơi và tạo năng lượng cơ.
Bước 6: Hơi nước sau khi đã sinh công trong turbine hơi sẽ được làm lạnh và ngưng tụ trong bình ngưng. 4. Một số thách thức của điện LNG tại Việt Nam
-
- Nguồn cung và giá cả: Việt Nam phụ thuộc lớn vào nhập khẩu khí LNG, giá khí LNG phụ thuộc vào thị trường thế giới và có thể biến động lớn. Sự tăng giá này có thể làm tăng chi phí sản xuất điện.
- Hạ tầng: Thiếu hạ tầng là một vấn đề quan trọng. Đối với việc phát triển nguồn điện khí LNG, cần có cảng biển nước sâu, kho cảng lưu trữ và phân phối, và hạ tầng vận chuyển phù hợp.
- Thời gian chuẩn bị và thi công dự án: Quy hoạch điện VIII dự kiến đến năm 2030, công suất điện khí LNG trong nước và LNG đạt hơn 37.000 MW. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần phải phát triển khoảng 22.500 MW điện khí trong vòng 7 năm tới.
- Quy hoạch và thủ tục: Thiếu quy hoạch và các thủ tục pháp lý đồng bộ cũng là một thách thức. Quy hoạch điện VIII đã được ban hành nhưng việc thực hiện nó vẫn gặp nhiều khó khăn, và cần phải được cải thiện.
5. Những rủi ro tiềm ẩn
-
- Rủi ro trực tiếp:
– Hỏa hoạn, cháy nổ, gây chấn thương và bỏng lạnh do tiếp xúc trực tiếp với khí tự nhiên.
– Gây ra chứng anoxia và ngộ độc do sự thải ra carbon monoxide khi khí tự nhiên cháy.
-
- Rủi ro gián tiếp:
– Tác động môi trường bởi việc thải khí tự nhiên góp phần vào hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.
– Tai nạn trong quá trình vận chuyển, sự cố trên đường ống dẫn khí, tai nạn trong quá trình khai thác và sử dụng đều có thể gây ra nguy hiểm cho môi trường và con người..
Đặc biệt lưu ý: Các hợp chất lưu huỳnh, hydro sulfua, cacbon dioxit có trong khí thiên nhiên khi có nước tự do sẽ làm gia tăng sự ăn mòn của các thành phần kim loại như: bình chứa trong phương tiện giao thông; bình chứa tĩnh trong trạm nạp nhiên liệu; đường ống; móc nối nạp nhiên liệu; các van nói chung; bộ điều khiển; hệ thống bơm.
Chugai Technos Việt Nam là một trong những đơn vị đi đầu trong Dịch vụ kiểm tra tắc nghẽn đường ống, SCALE CHECKER được phát triển dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của Tập đoàn Chugai Technos. Chúng tôi có thể nhanh chóng kiểm tra tình trạng, quy mô và tỷ lệ cáu cặn trong đường ống một cách chính xác.
Scale Checker hoạt động dựa trên nguyên lý đo đạc đo độ giảm của liều truyền qua tại mỗi điểm quét, không cần dừng hệ thống đường ống. Dữ liệu đo được lưu trữ và phân tích bằng phần mềm đơn giản và dễ sử dụng, giúp đánh giá tình trạng đường ống một cách chính xác và hiệu quả, có thể áp dụng cho hầu hết các loại đường ống như đường ống nước biển, đường ống vận chuyển bột, đường ống nhà máy sản xuất khí, và nhiều ứng dụng khác. Dịch vụ này đang được ưa chuộng tại các nhà máy lọc hóa dầu và nhà máy hóa chất tại Nhật Bản.
6. Danh sách các nhà máy điện khí LNG ở Việt Nam
-
- Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh: Công suất 1500 MW
- Nhà máy điện khí LNG Thái Bình: Công suất 1500 MW
- Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn: Công suất 2250 MW
- Nhà máy điện khí LNG Quảng Trạch: Công suất 2250 MW
- Nhà máy điện khí LNG Quỳnh Lập/ Nghi Sơn: Công suất 2250 MW
- Nhà máy điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1: Công suất 2250 MW
- Nhà máy điện khí LNG Cà Ná: Công suất 2250 MW
- Nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II: Công suất 2250 MW
- Nhà máy nhiệt điện BOT Sơn Mỹ I: Công suất 2250 MW
- Nhà máy điện khí LNG Long Sơn: Công suất 2250 MW
- Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4: Công suất 1624 MW
- Nhà máy điện khí LNG Hiệp Phước giai đoạn I: Công suất 1200 MW
- Nhà máy điện khí LNG Long An I: Công suất 1500 MW
- Nhà máy điện khí LNG Long An II: Công suất 1500 MW